Chân dung 'vua phá sản' được Trump chọn làm Bộ trưởng Thương mại

Wilbur Ross là tỷ phú có biệt danh 'Vua của các vụ phá sản', vì ông chuyên mua lại các hãng sắp đổ vỡ để tái cơ cấu và kiếm lời.
Được Tổng thống đắc cử Donald Trump tín nhiệm đưa vào vị trí Bộ trưởng Thương mại, ông Ross - năm nay 79 tuổi - là một nhà đầu tư nổi tiếng chuyên tái cơ cấu các công ty làm ăn thất bát trong các lĩnh vực như thép, than đá, viễn thông, dệt may và đầu tư nước ngoài.
Tỷ phú Wilbur Ross
Tỷ phú Wilbur Ross
Tạp chí Forbes ước tính tổng tài sản của ông vào khoảng 2,9 tỷ USD.
Ross nổi tiếng toàn cầu vì tầm nhìn xa trông rộng, phát hiện và nắm bắt tốt cơ hội trong tình thế hỗn loạn. Thành công để đời của ông là tạo dựng một tập đoàn thép lớn dựa trên 3 hãng thép phá sản.
Trong những năm 1967-1971, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ngành công nghiệp Mỹ tại Rust Belt, vùng đông bắc, xuống dốc trầm trọng. Hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ và thi nhau phá sản, đặc biệt là trong ngành thép.
Wilbur Ross thấy rõ công nghiệp luyện thép là không thể thiếu trong một nền kinh tế nên ngành này sẽ phát triển mạnh trở lại khi suy thoái qua đi. Với tư duy đó, Ross đã quyết định mua một lúc 3 hãng thép đóng cửa, gồm Bethlehem Steel, Von LTV và Acme Steel, rồi xây dựng thành một tập đoàn thép mới có tên ISG.
Đúng như tính toán của Ross, sau khi kinh tế phục hồi, ngành thép phát triển mạnh mẽ và ISG nhanh chóng vươn lên thành tập đoàn sản xuất thép lớn thứ 2 của Mỹ, với sản lượng đạt 18 triệu tấn mỗi năm.
Với thành công này, Wilbur Ross được ví ngang hàng với "vua sắt thép huyền thoại của Mỹ là tỷ phú Andrew Carnegie.
Ngoài ISG, Ross còn thành công khi nắm bắt cơ hội thành công từ nhiều vụ phá sản đình đám khác. Ông cho rằng, khó khăn không chỉ nằm ở nghiệp vụ như phân tích tài chính doanh nghiệp, xác định thị phần, tìm hiểu nguyên nhân phá sản, mà còn cả kỹ thuật đàm phán.
Ông đã xây dựng một chiến lược đàm phán khôn khéo với nhiều đối tác khác nhau, đạt được kết quả nhờ những phân tích sắc sảo và dàn xếp thuyết phục.
Ở vị trí mới, lãnh đạo Bộ Thương mại của nền kinh tế lớn nhất thế giới, "Vua của các vụ phá sản" sẽ đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp Mỹ cả ở trong và ngoài nước. Ông đóng vai trò đặc biệt trong việc phác thảo các kế hoạch về giảm thuế và xây dựng hạ tầng của Tổng thống đắc cử.
Tỷ phú Ross cho rằng, phần lớn dân chúng Mỹ đang bất bình vì nền kinh tế khiến cho người lao động trung lưu bị tụt hậu. Theo ông, Tổng thống đắc cử Trump là đại diện cho một sự chuyển hướng "thuận chiều, không mang màu sắc chính trị".
"Một phần lý do tôi ủng hộ ông Trump là vì tôi nghĩ chúng ta cần một chính quyền cấp tiến, có một đường lối tiếp cận mới, ít nhất tại Mỹ, khác với các chính phủ tiền nhiệm", Ross từng phát biểu trên đài CNBC như vậy.
Theo Vietnamnet

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.