Sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua

(Baonghean.vn) -  Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị ám sát ; Khủng bố tấn công Berlin, ít nhất 12 người chết, 48 người bị thương; Nổ ở chợ pháo hoa Mexico;... là những sự kiện đáng chú ý trên thế giới tuần qua.

1. Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ  bị ám sát

Đại sứ Nga, ông Andrei Karlov đang phát biểu trong buổi triển lãm.
Đại sứ Nga, ông Andrei Karlov đang phát biểu trong buổi triển lãm.

Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov hôm 19/12 bị một người đàn ông có vũ trang bắn vào lưng bằng một khẩu súng khi đang chuẩn bị kết thúc bài phát biểu tại triển lãm ảnh "Nước Nga trong mắt Thổ Nhĩ Kỳ" ở thủ đô Ankara.

Thị trưởng thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ İbrahim Melih Gökçek xác nhận kẻ đã thực hiện vụ ám sát nhắm vào đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov là một thành viên lực lượng cảnh sát nước này. Kẻ tấn công trước đó đã trình ra một chứng minh thư cảnh sát để mang theo vũ khí tiến vào triển lãm. Anh ta được cho là đã đứng ngay sau lưng đại sứ Karlov trước khi nổ súng. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết anh ta không thực thi công vụ khi tới triển lãm.

Kẻ thực hiện vụ ám sát  tên là Mevlut Mert Altintas (22 tuổi) từng phục vụ trong lực lượng cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ. Nhóm Jabhat Fateh al-Sham (tên trước đây là al-Nusra Front) ngày 21/12, thông qua một lá thư đăng trên mạng, nhận đứng sau vụ giết hại đại sứ Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov.

2. Khủng bố tấn công Berlin, ít nhất 12 người chết, 48 người bị thương

Hiện trường vụ tấn công tại khu chợ Giáng sinh ở Berlin, Đức tối 19/12 (Ảnh: EPA)
Hiện trường vụ tấn công tại khu chợ Giáng sinh ở Berlin, Đức tối 19/12 (Ảnh: EPA)

Vào giờ cao điểm lúc chiều tối 19/12 (giờ địa phương), tại một phiên chợ Giáng sinh đông đúc ở bên ngoài nhà thờ tưởng niệm Kaiser Wilhelm, Quảng trường Breitscheidplatz, gần đại lộ Kurfuerstendamm, phía Tây thủ đô Berlin, Đức đã xảy ra vụ tấn công khủng bố bằng xe tải, khiến 12 người chết và 48 người khác bị thương.

Kẻ tình nghi sau đó đã được xác định là Anis Amri (24 tuổi) là một người nhập cư từ Tunisia có liên hệ với những người Hồi giáo cực đoan và đã từng bị từ chối đơn xin tị nạn vào tháng 6/2016.  Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận trách nhiệm vụ lao xe tải, tuyên bố kẻ tấn công là một "chiến binh" của nhóm phiến quân.

Nghi phạm người Tunisia trong vụ tấn công chợ Giáng sinh tại Berlin, Đức sau đó đã bị bắn chết trong một cuộc đọ súng tại thành phố Milan, Italy ngày 23/12.

3. Nổ chợ pháo hoa Mexico, 29 người chết
video quay lại cảnh vụ nổ cho thấy một cột khói lớn với những tia pháo hoa đủ màu đang bùng lên.
Video quay lại cảnh vụ nổ cho thấy một cột khói lớn với những tia pháo hoa đủ màu đang bùng lên.
Vụ nổ xảy ra tại chợ pháo hoa San Pablito ở thành phố Tultepec, cách thủ đô Mexico City khoảng 32 km về phía bắc. Hình ảnh trên truyền hình địa phương cho thấy hàng loạt pháo hoa phát nổ, cột khói lớn bốc lên phía trên chợ, theo Reuters.

Tổng cộng có 29 người thiệt mạng, 70 người bị thương. Luis Felipe Puente, người đứng đầu cơ quan khẩn cấp quốc gia Mexico, nói số thương vong có thể tăng thêm. Quân đội được điều động để hỗ trợ lực lượng khẩn cấp đưa người bị thương đến bệnh viện.

San Pablito là chợ pháo hoa nổi tiếng nhất ở Mexico. Nghề làm pháo hoa cũng là ngành nghề chủ đạo của người dân thành phố Tultepec

Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto gửi lời chia buồn đến gia đình những người thiệt mạng và chúc những người bị thương sớm bình phục.

4.  Donald Trump chính thức tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Donald Trump giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri trong cuộc bỏ phiếu ngày 19/12, đồng nghĩa rằng tỷ phú 70 tuổi sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

36/38 đại cử tri bang này đã bầu cho ông Trump theo đúng cam kết, trong khi hai người khác "bất trung". Một người bỏ phiếu cho Thống đốc Ohio John Kasich, người còn lại ủng hộ cựu nghị sĩ Cộng hòa bang Texas Ron Paul.

Trong khi đó, tại bang Washington, 4 đại cử tri đã chọn bỏ phiếu cho một ứng viên khác thay cho bà Hillary Clinton. Trong đó, 3 phiếu dành cho cựu Ngoại trưởng Colin Powell, phiếu còn lại dành cho một nhà hoạt động vì môi trường.  Đây là lần bỏ phiếu Tổng thống Mỹ đầu tiên có hơn một "cử tri bất trung", kể từ năm 1872 tới nay.

5. Máy bay chở hơn 100 người của Libya bị không tặc khống chế

Quân đội Maltagần máy bay bị không tặc khống chế. Ảnh: Reuters
Quân đội Maltagần máy bay bị không tặc khống chế. Ảnh: Reuters

Máy bay của hãng Afriqiyah Airways sáng 23/12 chở 118 người, đang trong chặng nội địa từ thành phố Sebha tới Tripoli, Libya thì bị đổi hướng tới Malta, khi một người đàn ông nói mang lựu đạn cầm tay, dọa cho nổ tung phi cơ. Nó hạ cánh xuống sân bay quốc tế Malta vào buổi trưa, khiến lực lượng vũ trang bao vây đường băng. Trong số 118 người trên khoang, có 7 thành viên tổ bay, 109 hành khách và hai tên không tặc. 

Không tặc nói "ủng hộ cố lãnh đạo Muammar Gaddafi", sẵn sàng thả tất cả hành khách nếu được đáp ứng yêu cầu. Một tên tự nhận là lãnh đạo đảng Al-Fateh Al-Jadid ủng hộ Gaddafi, xin tị nạn ở châu Âu. Lãnh đạo Libya Gaddafi bị bắn chết trong cuộc nổi dậy năm 2011 và Libya trải qua tình trạng bạo lực phe phái kể từ đó.

Lực lượng vũ trang Malta chỉ đạo cuộc thương lượng qua điện thoại với không tặc. Thủ tướng Malta Joseph Muscat cập nhật trên Twitter, xác nhận việc thả lần lượt các nhóm 25 hành khách và thành viên tổ bay.

Sau khi các hành khách rời máy bay, một tên không tặc xuất hiện ở cửa với lá cờ xanh tương tự lá cờ của nhà nước thời Gaddafi. Hai không tặc đầu hàng, bị bắt sau cuộc đối đầu kéo dài hơn 4 giờ.

6. Nhật Bản thông qua ngân sách quốc phòng cao kỷ lục

Tàu khu trục Kurama của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Tàu khu trục Kurama của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Ngày 21/12, nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã phê duyệt gói ngân sách trị giá 5,13 nghìn tỷ yen (khoảng 43,66 tỷ USD) cho kế hoạch chi tiêu quốc phòng năm 2017. Con số này tăng 1,4% so với năm 2016 và đánh dấu mức cao nhất trong lịch sử.

Nếu gói chi tiêu trên được Quốc hội phê chuẩn thì đây sẽ là năm thứ 5 tăng liên tiếp của ngân sách quốc phòng Nhật. Quốc hội do đảng Dân chủ Tự do (LDP) kiểm soát nhiều khả năng sẽ chấp thuận đề án này.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự kiến chi khoảng 1 tỷ USD để nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 nhằm đối phó việc Triều Tiên liên tiếp tiến hành nhiều vụ phóng tên lửa gần đây.

Ngoài ra, ngân sách quốc phòng 2017 còn được dành để sản xuất phiên bản Block IIA của hệ thống tên lửa Standard Missile-3 do Mỹ và Nhật Bản cùng phát triển để nâng cao năng lực phòng thủ tên lửa trên hạm.

Bộ Quốc phòng nước này cũng đặt mua thêm máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do hãng Lockheed Martin chế tạo, nhằm tăng cường sức mạnh không quân của Tokyo trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. 


Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.