Trung Quốc có thể dùng Syria để đáp trả Donald Trump

Việc bỏ phiếu phủ quyết dự thảo nghị quyết mới về Syria có thể là đòn đáp trả của Trung Quốc trước những động thái từ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Chỉ chưa đầy 24 tiếng sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chỉ trích chính sách thương mại, quân sự của Trung Quốc và bảo vệ hành động điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn trên Twitter cá nhân, Bắc Kinh đã có động thái phản ứng cứng rắn khi cùng Mockva bỏ phiếu phủ quyết dự thảo nghị quyết do Washington hậu thuẫn, yêu cầu thiết lập lệnh ngừng bắn 7 ngày ở Aleppo, theo Foreign Policy.

Bình luận viên Colum Lynch nhận định rằng hành động của Trung Quốc khiến Mỹ và các thành viên Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc (LHQ) bất ngờ. Bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đang có xu hướng tách khỏi Nga trong các vấn đề quốc tế.

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: Telegraph
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: Telegraph

Sau 4 lần đứng cùng chiến tuyến với Nga, bỏ phiếu phủ quyết các dự thảo về Syria kể từ năm 2011, ngày 8/10 Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng đối với dự thảo do Pháp và Tây Ban Nha đệ trình yêu cầu Nga và Syria phải chấm dứt hoạt động không kích ở miền đông Aleppo.

Theo nhiều nhà ngoại giao ở HĐBA, mọi dấu hiệu trong những tuần gần đây đều cho thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết do ba nước Ai Cập, New Zealand và Tây Ban Nha soạn thảo, bởi động thái lần này sẽ ít gây phản ứng từ phía Nga hơn so với việc bỏ phiếu trắng vào tháng 10.

Đến cuối tuần qua, nhiều chuyên gia thậm chí còn cho rằng bản thân Nga cũng có thể sẽ bỏ phiếu trắng sau khi đạt được yêu cầu sửa đổi một số nội dung cho phép Mockva không kích lực lượng khủng bố trong thời gian ngừng bắn, hay bắt buộc lực lượng đối lập cắt đứt liên hệ với các nhóm khủng bố như al-Qaeda.

"Đến cuối tuần qua, mọi dấu hiệu vẫn cho thấy Trung Quốc sẽ bỏ phiếu trắng. Hành động phủ quyết là một diễn biến bất ngờ", một quan chức cấp cao của LHQ khẳng định.

Là một thành viên có quyền phủ quyết, Bắc Kinh luôn có điểm tựa vững chắc trong việc giải quyết các vấn đề ở LHQ. Trong những năm 1990, Trung Quốc đã phủ quyết nhiều dự thảo của LHQ nhằm triển khai các chiên dịch gìn giữ hòa bình ở Guatemala và Maccedonia, bởi hai quốc gia này thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

Gần đây, Bắc Kinh đang có xu hướng hành xử "dịu" hơn trong các vấn đề quốc tế, nỗ lực xây dựng hình ảnh như một cường quốc có trách nhiệm, bằng việc gửi quân tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình của LHQ ở Lebanon và Nam Sudan.

Trung Quốc đang là nước có quân số tham gia những sứ mệnh hòa bình ở nước ngoài nhiều hơn bất kỳ một cường quốc nào. Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power mới đây thậm chí còn ca ngợi Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với Mỹ để áp đặt lệnh trừng phạt nhằm cắt giảm nguồn thu từ xuất khẩu than đá mà Triều Tiên sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân. 

Theo giới phân tích, hiện rất khó để xác định chính xác động thái phủ quyết của Trung Quốc là để "trừng phạt" Tổng thống đắc cử Mỹ bởi cả Moscow và Bắc Kinh đều muốn cản trở vai trò của Mỹ trên toàn cầu.

Tuy nhiên, thời điểm bỏ phiếu phủ quyết của Trung Quốc khiến giới ngoại giao tại HĐBA nghiêng về khả năng rằng việc ông Trump xích lại gần Đài Loan đã "nhắc nhở" Trung Quốc cần có quan điểm cứng rắn hơn.

"Quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh có thể là một báo hiệu cho một tương lai khó khăn hơn trước. Trung Quốc có thể cùng với Nga sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn dự thảo đang được Mỹ, Anh, Pháp soạn thảo áp đặt lệnh trừng phạt lên Syria vì sử dụng bom chlorine tại ít nhất ba thị trấn do quân nổi dậy chiếm đóng", Lynch đánh giá.

Theo VNE

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.