Hàng trăm nhà ngoại giao Mỹ ký văn bản phản đối Trump

Hàng trăm nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài cùng ký vào một tài liệu để chính thức phản đối lệnh cấm nhập cảnh của Trump, cho rằng điều này sẽ gây tổn hại tới đất nước.

Sắc lệnh của Tổng thống Trump vấp phải làn sóng phản đối gay gắt. Ảnh: CNP  Tài liệu trên được soạn thảo từ cuối tuần trước, khi Tổng thống Trump chuẩn bị k
Sắc lệnh của Tổng thống Trump vấp phải làn sóng phản đối gay gắt. Ảnh: CNP 

Tài liệu trên được soạn thảo từ cuối tuần trước, khi Tổng thống Trump chuẩn bị ký sắc lệnh cấm nhập cảnh. Nó nhanh chóng thu hút được chữ ký của hơn 100 nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài, theo BBC.

Các nhà ngoại giao đồng tình rằng sắc lệnh của ông Trump sẽ không làm nước Mỹ an toàn hơn mà còn gửi thông điệp sai lầm tới thế giới Hồi giáo, làm xa lánh quan hệ với các nước đã hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.

Văn bản cũng nhấn mạnh rằng hầu hết các cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ là do các công dân sinh ra hoặc lớn lên ở Mỹ tiến hành, đồng thời so sánh các biện pháp mới này với lệnh cấm người Mỹ gốc Nhật trong Thế chiến II.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết động thái của các nhà ngoại giao không phải là bất thường nhưng số lượng người cùng ký một tài liệu lớn như trên là chưa từng có tiền lệ. Theo luật của Bộ Ngoại giao Mỹ, các quan chức bị cấm tìm cách trả đũa những người tham gia ký giấy phản đối theo đúng quy trình. 

Trong khi đó, thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer tiếp tục lên tiếng bảo vệ sắc lệnh của tổng thống.

"Trong vòng 24 giờ, có 325.000 người bay tới các sân bay của Mỹ và chúng ta chỉ nói tới 109 người từ 7 quốc gia được chính quyền Obama xác định từ trước", ông Spicer phát biểu. Ông tuyên bố các nhà ngoại giao nên làm theo sắc lệnh hoặc rời khỏi nhiệm sở.

Lời cảnh báo từ ông Spicer dẫn tới sự lựa chọn khó khăn cho những người tham gia phản đối. Họ có thể ký vào tài liệu hoàn chỉnh và gửi nó tới ông Rex W. Tillerson, Bộ trưởng Ngoại giao mới, ngay trong ngày ông nhậm chức. Một giải pháp khác là không để lộ danh tính và nội dung văn bản sẽ được công bố để làm rõ quan điểm của nhóm nhà ngoại giao này.

Theo VNE

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.