Lão làng tình báo và sứ mệnh chính trị dở dang

(Baonghean) - Sứ mệnh chính trị dở dang của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael Flynn đã trở thành đề tài nóng trên chính trường nước này những ngày qua. Đêm 13/2 (theo giờ Mỹ), tướng về hưu Flynn đã chính thức nộp đơn xin từ chức liên quan đến những cuộc liên hệ với Đại sứ Nga tại Mỹ sau 3 tuần tại nhiệm, đánh dấu nhiệm kỳ ngắn nhất của một Cố vấn An ninh Quốc gia trong lịch sử nước Mỹ.

» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
 

Lão làng tình báo

Sau khi tốt nghiệp Đại học Rhode Island cùng tấm bằng khoa học quản lý, năm 1981, tướng Michael Flynn bắt đầu trở thành một sĩ quan trong lĩnh vực tình báo quân sự. Từ đó đến nay, ông được biết đến là một chuyên gia tình báo bộc trực và sắc sảo trong giới quân đội Mỹ.

Không dừng lại với tấm bằng đại học, tiểu sử lưu trong Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ còn cho thấy, tướng Flynn sở hữu 3 tấm bằng cao học, gồm: thạc sĩ viễn thông, thạc sĩ khoa học và nghệ thuật quân sự, thạc sĩ an ninh quốc gia và nghiên cứu chiến lược của các trường đại học khác nhau.

Tướng về hưu Michael Flynn và nhiệm kỳ Cố vấn An ninh Quốc gia ngắn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Getty
Tướng về hưu Michael Flynn và nhiệm kỳ Cố vấn An ninh Quốc gia ngắn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Getty

Về sự nghiệp, tướng Flynn đã trải qua nhiều vị trí khác nhau trong ngành tình báo quân sự như: Giám đốc Tình báo cho Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Trưởng Tình báo của lực lượng trợ giúp an ninh quốc tế do Mỹ đứng đầu ở Afghanistan. Từ năm 2012-2014, tướng Flynn giữ chức Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ cho đến khi nghỉ hưu.

Theo tướng Flynn, dù giữ chức vụ cao nhưng ông lại có nhiều bất đồng trong quan điểm với cựu Tổng thống Barack Obama, đặc biệt về cách tiếp cận trong cuộc chiến chống khủng bố. Bởi vậy sau khi từ chức, ông Flynn thường xuyên chỉ trích gay gắt chính quyền của ông Obama và Lầu Năm Góc liên quan đến các chính sách và cách tiếp cận trong các vấn đề quốc tế, đặc biệt là cuộc chiến chống IS. Với việc ủng hộ công khai cho tân Tổng thống, nhất là việc thách thức truyền thống “phi chính trị” của quân đội Mỹ tại đại hội tháng 7 của đảng Cộng hòa hồi năm ngoái, Tướng Flynn đã “lọt vào mắt xanh” của ông Trump.

Nhân vật gây tranh cãi

Theo các chuyên gia, tướng Flynn vốn được ông Trump bổ nhiệm là Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nhờ sự ủng hộ nhiệt thành trong suốt quá trình ông Trump tranh cử Tổng thống. Cùng quan điểm với ông Trump, tướng Flynn cũng nhấn mạnh phải quyết liệt hơn nữa với mối đe dọa IS.

Không chỉ vậy, ông Flynn còn là người ủng hộ quan hệ gần gũi với Nga và thường xuyên kêu gọi Chính phủ Mỹ thời ông Barack Obama cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Nga. Tưởng rằng những mâu thuẫn về quan điểm với chính quyền cũ đã khép lại và Tướng Flynn sẽ có một giai đoạn “thuận buồm xuôi gió” dưới thời ông Trump - người cùng chí hướng. Thế nhưng, mọi chuyện lại không như dự định!

Tướng Michael Flynn từng tham gia nhiều cuộc diễn thuyết trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump hồi năm ngoái. Ảnh: AP
Tướng Michael Flynn từng tham gia nhiều cuộc diễn thuyết trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump hồi năm ngoái. Ảnh: AP

Thực tế chỉ trong 3 tuần giữ vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia, các trợ lý và cố vấn hàng đầu của Tổng thống đã dần mất lòng tin với ông Flynn. Ngay cả Phó Tổng thống Mike Pence cũng bất bình với việc ông Flynn không nói sự thật về các cuộc liên lạc với phía Nga.

Trước đó hồi cuối tháng 1 vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ cũng từng cảnh báo Nhà Trắng rằng, việc ông Flynn được chỉ định làm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ có thể “có vấn đề” do có sự khác biệt giữa những thông tin mà ông Flynn công bố với công chúng Mỹ và những gì giới tình báo biết về các cuộc điện đàm của ông với phía Nga. Mới đây, báo chí cũng thông tin rằng, Tổng thống Trump đã biết về sự việc từ nhiều tuần trước nhưng vẫn “bỏ qua” cho tướng Flynn và giữ ông tại vị. 

Trước những tranh cãi quá ồn ào, các nguồn tin từ Nhà Trắng cho hay, Tổng thống Trump đã có một tuần khó khăn để có thể đưa ra quyết định về vụ việc của tướng Flynn. Cuối cùng, ông Trump được cho là đã buộc phải đưa ra quyết định dù không hề mong muốn. Nhà Trắng cũng thừa nhận, chính Tổng thống đã yêu cầu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn từ chức. 

Sứ mệnh chính trị  dở dang

Không quá khó hiểu cho sự chần chừ khó khăn của Tổng thống Donald Trump trong việc xử lý vụ việc của tướng Michael Flynn. Bởi trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Flynn đã cố vấn cho Tổng thống Trump về hàng loạt vấn đề như an ninh, quốc phòng. Nếu vẫn là Cố vấn an ninh, tướng Flynn sẽ là người đứng đầu mối liên lạc chủ chốt của ông Trump với Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc và một loạt cơ quan tình báo tại Mỹ. Nghị sĩ Devin Nunes, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện từng nhận định: “Ông Flynn là người có được sự tin tưởng của Tổng thống Trump, có uy tín với quân đội, với cộng đồng tình báo và Nghị viện. Ông ấy đảm đương cương vị rất nghiêm túc”.

Sự tương đồng về quan điểm cộng với tính thẳng thắn đã có thể khiến tướng Flynn trở thành một đồng minh trung thành và thực sự hữu ích cho ông Trump. Thế nhưng, ông Trump đã nhận ra rằng sẽ không thể cho qua vấn đề tướng Flynn tiếp xúc với phía Nga.

Theo giới phân tích, diễn biến này đang cho thấy, ông Trump đang thực sự cảm nhận được sức ép của vị trí Tổng thống và rằng, điều hành một quốc gia không hề giống như quản lý một doanh nghiệp tư nhân. Không chỉ vậy, việc tướng Flynn từ chức chỉ sau 3 tuần được cho là đang làm rõ nét cuộc khủng hoảng toàn diện đang diễn ra tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) nói riêng cũng như bộ máy hoạt động trong chính quyền Mỹ nói chung. 

Khang Duy

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.