Martin Schulz 'thách thức' Angela Merkel chạy đua ghế Tổng thống

(Baonghean) - Nhiều người dân Đức tin rằng, không ai có uy tín và kinh nghiệm tốt hơn để thách thức nữ thủ tướng Angela Merkel trong cuộc bầu cử mùa Thu năm nay hơn ông Martin Schulz - cựu chủ tịch Nghị viện châu Âu. 

Đối thủ thực sự

Cách đây 4 năm, khi tờ SPIEGEL của Đức đăng tải lý lịch cá nhân của ông Martin Schulz, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã “túm” được ông bên hành lang một cuộc họp thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU). Trong câu chuyện của mình, bà Merkel bày tỏ sự ngưỡng mộ với người đồng hương đang đảm nhiệm vị trí đứng đầu Nghị viện châu Âu.

Ở phía ngược lại, ông Schulz cũng tỏ rõ sự hãnh diện của mình khi được Thủ tướng Đức bắt chuyện với tư cách cá nhân. Giờ thì chính trị gia Schulz đã không còn giấu diếm ý định trở thành người quyền lực nhất nước Đức nữa. Và như thế, ông sẽ phải chiến đấu với bà Merkel cho vị trí thủ tướng. 

Martin Schulz, cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu là ứng cử viên Thủ tướng của đảng SPD có thể sẽ thay đổi diện mạo cuộc bầu cử tại Đức.
Martin Schulz, cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu là ứng cử viên Thủ tướng của đảng SPD có thể sẽ thay đổi diện mạo cuộc bầu cử tại Đức.

Martin Schulz từng nói đùa trong một cuộc nói chuyện rằng, vị trí cấp phó của bà Merkel là “đất dữ” khi nhiều người từng thất bại trong suốt 11 năm cầm quyền của nhà nữ lãnh đạo. Vì thế, ông tự cho rằng mình không muốn chôn vùi sự nghiệp ở đó. Đó có thể là một sự ngạo mạn, một thông điệp xấu cho đảng của ông, đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD).

Nhưng sự ảo tưởng này là cần thiết để động viên và khơi dậy cảm hứng với SPD. Theo một cuộc thăm dò rộng rãi tại Đức do hãng truyền thông ARD tiến hành, ông Schulz bám sát bà Merkel sít sao nếu cử tri Đức chỉ bỏ phiếu bầu Thủ tướng trực tiếp. 41% số người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ bầu cho ông, tương đương với tỷ lệ dành cho đương kim Thủ tướng.  

Tương phản với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm Sigma Gabriel, người được coi là làm nền cho bà Merkel, ông Schulz cho thấy sự tự tin và ham muốn quyền lực, điều chưa từng thấy trong SPD.

Và ông đã làm quen với việc này trong suốt một thời gian dài. Đó là khi ông Schulz chạy đua vào Nghị viện châu Âu năm 1994, ông đi một vòng quanh phòng họp lớn của cơ quan này tại Strasbourg, Pháp. Rồi ông ngồi xuống chiếc ghế chủ tịch và nói: “Tôi muốn ngồi đây một ngày nào đó”.

Và khi đã hoàn thành mục tiêu mà mình đã đề ra hôm đó, ông lại tiếp tục “chiến đấu” với tất cả sức lực để có thể gia tăng quyền hạn và tầm nhìn trong nghị viện.

“Chúng ta đại diện cho 500 triệu người, nhưng chỉ giới hạn ý tưởng và tham vọng trong phạm vi của Hội đồng thành phố Pinneberg (một vùng ngoại ô nhỏ của Hamburg)” ông Schulz tuyên bố như vậy khi nhậm chức Chủ tịch Nghị viện châu Âu. “Năng lượng và quyền lực không nên sợ hãi Nghị viện châu Âu”, lãnh đạo các nước thành viên EU được trực tiếp nghe thấy những phát ngôn này, trong đó có cả bà Angela Merkel. 

Không ứng cử viên thủ tướng nào trong SPD sẵn sàng cho cuộc bầu cử sắp tới như Martin Schulz. Ở ông có rất nhiều sự tự tin và đam mê quyền lực, điều đã thiếu vắng kể từ thời cựu Thủ tướng Gerhard Schröder, người đã tự nhắm cho mình chiếc ghế này khi còn trẻ.

“SPD đôi khi giữ một mối quan hệ đầy hoài nghi với quyền lực”. Schröder phát biểu ca ngợi Schulz hồi tháng 10 năm ngoái. Nhưng với Schulz, ông Schröder nói, rất tham vọng và ý thức rất rõ về thứ vật chất này. “Tôi ủng hộ mạnh mẽ cho Schulz”.

Nhân tố thay đổi 

Đội ngũ tranh cử của bà Merkel hẳn đang lo ngại. Nhiều người cảm nhận rằng, ông Schulz sẽ đưa đảng SPD ra khỏi cuộc suy thoái kéo dài những năm qua. Điều này có thể thay đổi hoàn toàn diện mạo của chiến dịch tranh cử. Nhiều người từng tin rằng ảnh hưởng của bà Merkel có thể lấy mất sự ủng hộ của các đối thủ.

Nhưng giờ thì có lẽ bà sẽ phải cố gắng hơn nhiều trong 6 tháng sắp tới bởi mọi việc không phải đã dễ dàng. Horst Seehofer, Chủ tịch đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU)- đảng chị em với Liên đoàn Dân chủ Thiên chúa giáo (CSU) phải thừa nhận rằng, cơ hội chiến thắng của CDU đã không tăng kể từ khi ông Schulz công bố quyết định ra tranh cử. “Bây giờ, và hơn bao giờ hết, chúng ta phải cẩn trọng đừng để tự ghi bàn vào lưới mình”.

Ông Schulz sẽ đối mặt với Thủ tướng Angela Merkel trong cuộc bầu cử vào tháng 9.
Ông Schulz sẽ đối mặt với Thủ tướng Angela Merkel trong cuộc bầu cử vào tháng 9.

Từ giờ tới tháng 9 sẽ là cuộc đua song mã giữa ông Schulz và bà Merkel, hai chính trị gia vốn không có quá nhiều hiểu biết về nhau. Với vị trí cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu, ông Schulz từng nhiền lần phàn nàn về bà Merkel.

Năm 2013, giữa đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp, ông tuyên bối 26 trên 27 nước thành viên EU ủng hộ gói cứu trợ tài chính mới cho Hy Lạp. Chỉ một nước là không. Và ông khẳng định, đó là ý muốn của bà Merkel.

Và khi nhiều người cố ngăn cản ông tham gia các cuộc đàm phán về Hiệp ước Tài khóa EU, Schulz nói: “Tôi sẽ tiếp tục ngồi đây. Tôi là đại diện của Nghị viện. Và nếu họ đẩy tôi ra khỏi phòng họp, tôi sẽ ngồi lại ở cửa với tấm biển: “Đây là sự hiểu biết của Angela Merkel về dân chủ”.

Nhưng ở phía đối diện, Schulz vẫn duy trì các các cuộc điện thoại với bà Merkel. Ông tự hào rằng, mình có số điện thoại di động của nữ Thủ tướng Đức, nhưng thực ra đó là nhờ đường dây trực tiếp với Văn phòng Thủ tướng ở Berlin.

Ông cũng đề cao sự đoàn kết, tin cậy và khả năng thấu hiểu đến chi tiết mà bà Merkel đang thể hiện. Và vì thế, sẽ khó có chuyện ông Schulz mở một cuộc tấn công bằng ngôn từ nhằm hạ thấp đối thủ trong chiến dịch tranh cử. Vì ông hiểu, công chúng Đức cũng không thích điều đó.

Chống lại phe cực hữu

Chiến dịch vận động tranh cử của ông Martin Schulz được dự báo sẽ đề cập tới những vấn đề như hòa bình và cuộc chiến chống lại tư tưởng cực hữu, và hướng tới một xã hội mở và đa nguyên. Mục tiêu để ông công kích sẽ là Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng những tiền bối về tinh thần ở châu Âu như Jörg Haider ở Áo, Jean-Marie Le Pen ở Pháp và đặc biệt Silvio Berlusconi ở Italy.

Cựu Thủ tướng Italy từng tuyên bố trước Nghị viện châu Âu hồi năm 2003 rằng, Schulz – người khi đó là nghị sỹ châu Âu có thể đóng vai quản giáo trong một bộ phim về Đức Quốc xã. “Sự kiện đó đã thay đổi con người tôi”. Schulz nói “Nó làm đảo lộn mọi thứ”. Schulz, với tư cách là một chính trị gia châu Âu chắc chắn đã phải ngầm cảm ơn Berlusconi vì tuyên bố gây sốc đó. 

Và từ thời điểm đó, Schulz bắt đầu tấn công chính sách truyền thông của Berlusconi cho rằng, đó là “những con virus về mâu thuẫn lợi ích”. Sau đó, ông thường nói tại Brussels: “Nếu người giàu nhất của một đất nước, ông chủ của hãng truyền thông lớn nhất, cũng là người đứng đầu Chính phủ, đó là điều nguy hiểm với nền dân chủ”. Schulz thấy được vấn đề tương tự trong chiến dịch tranh cử của Trump. Và người ta cũng hy vọng, đó chính là điểm chốt để tạo nên sự khác biệt của ông trong cuộc bầu cử ở Đức năm nay.

Phan Tùng

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.