Cuộc đối đầu của những 'người đàn bà thép'

(Baonghean) - Việc nước Anh chính thức kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon để bắt đầu tiến trình đàm phán đưa nước này ra khỏi Liên minh châu Âu đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế. Trong khi các nội dung đàm phán vốn được dự báo sẽ rất căng thẳng vẫn chưa được thông tin một cách rõ ràng, thì “điều khoản” đau đầu nhất với bà Theresa May ở thời điểm này lại mang tên Nicola Sturgeon - nữ Thủ hiến Scotland!

Phiên bản “người đàn bà thép”

Ngay từ nhỏ, Nicola Sturgeon đã nổi tiếng là một cô gái cá tính. Lớn lên, Nicola Sturgeon đã có ước muốn hoạt động chính trị từ rất sớm, và bà thừa nhận mình chịu ảnh hưởng rất lớn từ nữ Thủ tướng Anh khi đó là Margaret Thatcher – điều khá lạ với người Scotland ở thời điểm những năm 1970 của thế kỷ trước. Khi mới 16 tuổi, bà đã gia nhập đảng Dân tộc Scotland.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành luật của Đại học Glasgow vào năm 1993, rồi đi làm tại Công ty luật Bell & Craig, sau đó là Trung tâm tư vấn Luật Drumchapel ở Glasgow, bà chính thức gia nhập chính trường Scotland khi trở thành thành viên Nghị viện vào năm 28 tuổi.

Nicola Sturgeon có những bước tiến vững chắc trên con đường chính trị của mình: năm 2004 trở thành Phó Chủ tịch đảng Dân tộc Scotland – “cánh tay phải” của Chủ tịch Alex Salmond. Đến năm 2007, khi đảng Dân tộc Scotland giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Nghị viện, ông Alex Salmond trở thành Thủ hiến Scotland còn bà trở thành Phó Thủ hiến. Khi ông Alex Salmont từ chức năm 2014, bà đã vượt qua nhiều ứng viên sáng giá khác trong nội bộ đảng để trở thành người kế nhiệm ông. 

Bà Nicola Sturgeon và bà Theresa May trong cuộc gặp gỡ tại Glasgow, Scotland.Ảnh: Getty
Bà Nicola Sturgeon và bà Theresa May trong cuộc gặp gỡ tại Glasgow, Scotland. Ảnh: Getty

Giống như nữ Thủ tướng Theresa May, bà cũng được ví là “người đàn bà thép” với phong cách làm việc hết sức quyết đoán. Ngay sau khi trở thành nữ Thủ hiến của Scotland, bà đã thực hiện một loạt chương trình hành động nhằm thực hiện cam kết của mình về việc tăng chi tiêu cho khu vực công, tăng lương tối thiểu thêm 1/3, tăng thuế của những người thuộc tầng lớp thu nhập cao nhất lên 50%..., và giờ đây là tách Scotland khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. 

Đặc biệt, ngay sau khi tiếp quản vị trí lãnh đạo Đảng Dân tộc Scotland (SNP) cũng như vị trí Thủ hiến Scotland từ người tiền nhiệm Alex Salmond, bà Nicola Sturgeon đã cam kết sẽ đi tiếp chặng đường còn dang dở của ông, đó là tìm kiếm nền độc lập cho Scotland khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Bà Nicola là người phản đối việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) – giống như nguyện vọng của đa số cử tri Scotland. Bà cũng từng cảnh báo nếu Anh để Brexit xảy ra, nghĩa là Anh đã “cắt đứt yếu tố cuối cùng níu giữ Scotland ở lại với Anh”. Là phụ nữ đầu tiên trong 5 đời Thủ hiến Scotland, bà Nicola Sturgeon tỏ ra khá tự tin rằng bà sẽ tìm ra cách khác với các “đấng mày râu” để tìm độc lập cho Scotland: “Dù đi trên đôi giày có gót cao hơn, khó di chuyển hơn, nhưng tôi tin vào chính mình và tôi sẽ tìm được nhịp độ tiến lên phía trước mà tôi mong muốn”. 

Trong cuộc bỏ phiếu hôm 29/3, ý tưởng tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai về việc tách khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong khoảng thời gian từ mùa thu năm 2018 tới mùa xuân năm 2019 của bà Nicola Sturgeon đã nhận được 69 phiếu ủng hộ và 59 phiếu chống trong Quốc hội.

Điều  này là quá đủ để bà Sturgeon có căn cứ pháp lý cần thiết để tiến hành đàm phán với London. Theo dự kiến, vào cuối tuần này, bà Sturgeon sẽ gửi một bản kiến nghị chính thức cho Thủ tướng Theresa May về việc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân lần 2 – điều lẽ ra đã được thực hiện từ tuần trước nếu không có vụ tấn công tại Westminster. 

Cuộc đối đầu của hai “chân dài”

Thế nhưng, ý định của bà Nicola Sturgeon đang gặp trở ngại từ một người phụ nữ có ý chí kiên định không kém: Nữ Thủ tướng Theresa May khi bà cho biết sẽ không đồng ý cho Scotland tổ chức trưng cầu ý dân như thời điểm mà bà Nicola Sturgeon dự kiến, và khẳng định sẽ không khuất phục trước sức ép của đảng Dân tộc Scotland: “Quan điểm của tôi rất đơn giản và tôi sẽ không thay đổi. Bây giờ chưa phải thời điểm thích hợp cho cuộc trưng cầu ý dân tại Scotland”.

Bà Theresa May đưa ra hai lý do cho quyết định của mình: Thứ nhất, nước Anh vừa mới kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, bắt đầu chặng đường rời khỏi EU. Đây là thời điểm mà người Anh cần phải đoàn kết để có được những thỏa thuận về Brexit có lợi. Thứ hai, việc buộc người dân Scotland phải đưa ra lựa chọn trong khi họ chưa biết kết cục của Brexit là gì là một điều thiếu công bằng. 

Bà Nicola Sturgeon trong một chiến dịch kê	u gọi tách Scotland khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.	Ảnh: Independent
Bà Nicola Sturgeon trong một chiến dịch kêu gọi tách Scotland khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Ảnh: Independent

Ngược lại, bà Nicola Sturgeon cũng có những lý lẽ vững chắc khi cho rằng Scotland đã bị “cưỡng ép tách khỏi EU”. Bà Sturgeon nêu rõ quan điểm Scotland là một đối tác bình đẳng trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và Scotland muốn ở lại trong thị trường chung EU. Bởi vậy, Scotland muốn có tiếng nói trong quá trình đàm phán EU.

Bà Sturgeon nhấn mạnh: “Cuộc đàm phán của Anh với EU giống như một canh bạc và không có gì rõ ràng, thậm chí có khả năng sẽ tác động xấu tới nền kinh tế. Vì vậy Anh cần tôn trọng sự khác biệt giữa các thực thể trong liên hiệp về Brexit.” 

Để thu hẹp sự khác biệt về vấn đề tổ chức trưng cầu ý dân, bà Theresa May đã có cuộc gặp với bà Nicola Sturgeon tại Glasgow, Scotland. Thế nhưng, cả phía Anh và Scotland đều không đưa ra thông báo chính thức nào về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo. Theo một số nguồn tin, bà May vẫn cương quyết rằng việc tổ chức trưng cầu ý dân tại Scotland nên được bàn sau khi Anh kết thúc đàm phán Brexit với EU.

Vậy bà Nicola Sturgeon sẽ có bước đi tiếp theo thế nào để thực hiện ý chí tìm độc lập cho Scotland? Nhiều người dự báo thời gian tới sẽ là cuộc đối đầu căng thẳng giữa Edinburgh và London, với không khí không hề thân thiện như trong bức ảnh của hai người phụ nữ với nụ cười tươi tắn đang lan truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Thúy Ngọc

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.