Những hình ảnh cuộc chiến đẫm máu trên bán đảo Triều Tiên cách đây 64 năm

(Baonghean.vn) - Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc cách đây  64 năm, nhưng sự tàn khốc và những ám ảnh chết chóc của nó vẫn còn dai dẳng trên bán đảo Triều Tiên đến tận ngày nay.

Một loạt bom 500 cân Anh rời khỏi khoang chứa bom của máy bay B-29 trong phi vụ oanh tạc các phần lãnh thổ Triều Tiên kiểm soát. Đợt ném bom đầu tiên bao trùm diện tích 21 dặm vuông phía Tây sông Naktong, Hàn Quốc ngày 16/8/1950, vị trí mà Mỹ cho rằng quân đội Triều Tiên đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện. 98 chiếc B-29 đã thả hơn 850 tấn bom trên khu vực này. Ảnh: AP.
Một loạt bom 500 cân Anh rời khỏi khoang chứa bom của máy bay B-29 trong phi vụ oanh tạc các phần lãnh thổ Triều Tiên kiểm soát. Đợt ném bom đầu tiên bao trùm diện tích 21 dặm vuông phía Tây sông Naktong, Hàn Quốc ngày 16/8/1950, vị trí mà Mỹ cho rằng quân đội Triều Tiên đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện. 98 chiếc B-29 đã thả hơn 850 tấn bom trên khu vực này. Ảnh: AP.
Bốn tàu đổ bộ của Mỹ đưa quân lính và thiết bị lên bãi biển Incheon ngày 15/9/1950. Ảnh: AP.
Bốn tàu đổ bộ của Mỹ đưa quân lính và thiết bị lên bãi biển Incheon ngày 15/9/1950. Ảnh: AP.
Toàn cảnh thành phố Taejon bị thiêu rụi, ngày 30/9/1950. Ảnh: AP/ Jim Pringle.
Toàn cảnh thành phố Taejon bị thiêu rụi, ngày 30/9/1950. Ảnh: AP
Tù nhân bị bắt giữ sau cuộc tuần tra của quân Mỹ tại phía Nam Kusong, lãnh thổ miền Bắc Triều Tiên về, ngày 16/11/1950. Ảnh: AP.
Tù nhân bị bắt giữ sau cuộc tuần tra của quân Mỹ tại phía Nam Kusong, lãnh thổ miền Bắc Triều Tiên về, ngày 16/11/1950. Ảnh: AP.
Thi thể của khoảng 400 dân thường nằm trong và xung quanh hào trong sân nhà tù Taejon, tháng 9/1950. Các nhân chứng nói rằng các tù nhân bị buộc phải đào mộ của riêng mình trước khi chết. Ảnh: AP .
Thi thể của khoảng 400 dân thường nằm trong và xung quanh hào trong sân nhà tù Taejon, tháng 9/1950. Các nhân chứng nói rằng các tù nhân bị buộc phải đào mộ của riêng mình trước khi chết. Ảnh: AP .
Bức ảnh này từng được quân đội Mỹ xếp vào hạng “tối mật”, ghi lại cuộc thảm sát 1.800 tù nhân chính trị do quân đội miền Nam Triều Tiên thực hiện tại Daejeon, trong ba ngày của tháng 7/1950. Các nhà sử học và nhân chứng sống sót khẳng định binh lính Hàn Quốc đã hành quyết nhiều thường dân khi các lực lượng của Liên Hợp Quốc rút lui trước cuộc tấn công của quân đội Bắc Triều Tiên vào giữa năm 1950. Những nạn nhân này bị tình nghi có cảm tình với miền Bắc và có thể cộng tác với đối phương. Ảnh: AP.
Bức ảnh này từng được quân đội Mỹ xếp vào hạng “tối mật”, ghi lại cuộc thảm sát 1.800 tù nhân chính trị do quân đội miền Nam Triều Tiên thực hiện tại Daejeon, trong 3 ngày của tháng 7/1950. Các nhà sử học và nhân chứng sống sót khẳng định binh lính Hàn Quốc đã hành quyết nhiều thường dân khi các lực lượng của Liên Hợp Quốc rút lui trước cuộc tấn công của quân đội Bắc Triều Tiên vào giữa năm 1950. Những nạn nhân này bị tình nghi có cảm tình với miền Bắc và có thể cộng tác với đối phương. Ảnh: AP.
Một trong bốn thi thể của lính Mỹ thuộc Trung Đoàn 21 Bộ Binh, Sư đoàn 24, được tìm thấy gần các trạm quan sát gần mặt trận ngày 10/7/1950 trong tình trạng bị bắn vào đầu khi tay bị trói sau lưng. Họ có thể đã bị bắt và hành quyết vào đêm 9/7, và sau đó bắn. Cùng với điều này là một loạt các trang thiết bị bị đốt cháy và phá hủy. Ảnh: AP.
Một trong bốn thi thể của lính Mỹ thuộc Trung Đoàn 21 Bộ Binh, Sư đoàn 24, được tìm thấy gần các trạm quan sát gần mặt trận ngày 10/7/1950 trong tình trạng bị bắn vào đầu khi tay bị trói sau lưng. Họ có thể đã bị bắt và hành quyết vào đêm 9/7, và sau đó bắn. Cùng với điều này là một loạt các trang thiết bị bị đốt cháy và phá hủy. Ảnh: AP.
Thi thể một lính xe tăng của miền Bắc nằm trên mặt đất (phía dưới bên trái) sau khi chiếc xe tăng của anh bị bắn gục trong cuộc tấn công quân Hàn Quốc tại Indong, Bắc Waegwan, ngày 13/8/1950. Ảnh: AP.
Thi thể một lính xe tăng của miền Bắc nằm trên mặt đất (phía dưới bên trái) sau khi chiếc xe tăng của anh bị bắn gục trong cuộc tấn công quân Hàn Quốc tại Indong, Bắc Waegwan, ngày 13/8/1950. Ảnh: AP.
Hai tù nhân Bắc Triều Tiên bị bắt trong cuộc chiến tại Yongsan ngày 2/9/1950 ngồi trên mui xe jeep dưới sự giám sát của lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 2. Ảnh: AP.
Hai tù nhân Bắc Triều Tiên bị bắt trong cuộc chiến tại Yongsan ngày 2/9/1950 ngồi trên mui xe jeep dưới sự giám sát của lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 2. Ảnh: AP.
Các thành viên của một gia đình ở miền Nam Triều Tiên nằm giữa mớ hỗn độn trên đường phố đổ nát sau các trận đánh tại Seoul, tháng 9/1950. Ảnh: AP
Các thành viên của một gia đình ở miền Nam Triều Tiên nằm giữa mớ hỗn độn trên đường phố đổ nát sau các trận đánh tại Seoul, tháng 9/1950. Ảnh: AP
Thi thể của hơn 60 người Triều Tiên bị đánh đập đến chết được tìm thấy trong một hầm mỏ tại Kum Bong San, ngày 19/10/1950. Trước đó, họ đã bị giam giữ tại một nhà tù ở Chinnampo. Ảnh: AP.
Thi thể của hơn 60 người Triều Tiên bị đánh đập đến chết được tìm thấy trong một hầm mỏ tại Kum Bong San, ngày 19/10/1950. Trước đó, họ đã bị giam giữ tại một nhà tù ở Chinnampo. Ảnh: AP.
Quân Anh và Australia lục soát các ngôi ngà ở Hwangju ngày 17/10/1950 trong chiến dịch truy quét trên đường tiến về Bình Nhưỡng, thủ đô của miền Bắc Triều Tiên. Ảnh: AP / Max Desfor.
Quân Anh và Australia lục soát các ngôi ngà ở Hwangju ngày 17/10/1950 trong chiến dịch truy quét trên đường tiến về Bình Nhưỡng, thủ đô của miền Bắc Triều Tiên. Ảnh: AP
Tàu đổ bộ chở binh lính Mỹ băng qua vùng nước dày đặc thủy lôi tại cảng Wonsan để tiến về phía bờ biển phía Đông của lãnh thổ Bắc Triều Tiên, ngày 26/10/1950. Khoảng 50.000 lính Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển để củng cố lực lượng liên quân trong quá trình tiến quân về biên giới Triều Tiên – Trung Quốc. Ảnh: AP / Gene Herrick.
Tàu đổ bộ chở binh lính Mỹ băng qua vùng nước dày đặc thủy lôi tại cảng Wonsan để tiến về phía bờ biển phía Đông của lãnh thổ Bắc Triều Tiên, ngày 26/10/1950. Khoảng 50.000 lính Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển để củng cố lực lượng liên quân trong quá trình tiến quân về biên giới Triều Tiên – Trung Quốc. Ảnh: AP
Thi thể của lính thủy quân lục chiến Mỹ, thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh và lính Cộng hòa Hàn Quốc được tập trung để chờ chôn cất tại Koto-ri, 8/12/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thi thể của lính thủy quân lục chiến Mỹ, thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh và lính Cộng hòa Hàn Quốc được tập trung để chờ chôn cất tại Koto-ri, 8/12/1950. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bom hạng nặng từ máy bay ném bom B-26 Invader phá hủy nhà kho tại cảng Wonsan của miền Bắc Triều Tiên, năm 1951. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bom hạng nặng từ máy bay ném bom B-26 Invader phá hủy nhà kho tại cảng Wonsan của miền Bắc Triều Tiên, năm 1951. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Lính dù của các lực lượng Liên Hiệp Quốc nhảy từ máy bay gần các thị trấn Sukchon và Sunchon của miền Bắc Triều Tiên, ngày 20/10/1950. Ảnh: AP / Max Desfor.
Lính dù của các lực lượng Liên Hiệp Quốc nhảy từ máy bay gần các thị trấn Sukchon và Sunchon của miền Bắc Triều Tiên, ngày 20/10/1950. Ảnh: AP
Những ngôi nhà tranh bị nhấn chìm trong biển lửa sau khi máy bay B-26 của Mỹ thả bom napalm tại một ngôi làng gần Hanchon, Bắc Triều Tiên vào ngày 10/5/1951. Ảnh: AP.
Những ngôi nhà tranh bị nhấn chìm trong biển lửa sau khi máy bay B-26 của Mỹ thả bom napalm tại một ngôi làng gần Hanchon, Bắc Triều Tiên vào ngày 10/5/1951. Ảnh: AP.
Bộ binh Canada tranh thủ đọc tin tức về quê nhà trong khi chờ đợi lệnh hành quân để chiến đấu với các lực lượng Trung Quốc đang chờ đợi ở phía trước, ngày 29/2/1951. Ảnh: AP.
Bộ binh Canada tranh thủ đọc tin tức về quê nhà trong khi chờ đợi lệnh hành quân để chiến đấu với các lực lượng Trung Quốc đang chờ đợi ở phía trước, ngày 29/2/1951. Ảnh: AP.
Với đứa em trai trên lưng, cô bé Triều Tiên mệt mỏi bước đi một cách khó nhọc qua một chiếc xe tăng M-26 tại Haengju, Hàn Quốc, ngày 9/6/1951. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Với đứa em trai trên lưng, cô bé Triều Tiên mệt mỏi bước đi một cách khó nhọc qua một chiếc xe tăng M-26 tại Haengju, Hàn Quốc, ngày 9/6/1951. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Bộ quân phục vẫn còn bốc khói trên thi thể của một binh sĩ Trung Quốc, nằm trong điểm thu gom xác gần Chunchon vào ngày 17/5/1951, sau khi lực lượng liên quân thực hiện các cuộc tấn công lớn nhằm vào kẻ thù ở mặt trận miền Trung của Triều Tiên. Ảnh: AP.
Bộ quân phục vẫn còn bốc khói trên thi thể của một binh sĩ Trung Quốc, nằm trong điểm thu gom xác gần Chunchon vào ngày 17/5/1951, sau khi lực lượng liên quân thực hiện các cuộc tấn công lớn nhằm vào kẻ thù ở mặt trận miền Trung của Triều Tiên. Ảnh: AP.
Khối vỏ đạn pháo và cối khổng lồ của lính Mỹ và Hàn Quốc bắn về đối phương trong 4 ngày được thu gom tại đồn Harry, ngày 18/6/1953. Ảnh: AP / Gene Smith.
Khối vỏ đạn pháo và cối khổng lồ của lính Mỹ và Hàn Quốc bắn về đối phương trong 4 ngày được thu gom tại đồn Harry, ngày 18/6/1953. Ảnh: AP.
Tướng William K. Harrison của Mỹ (trái) và Tướng Nam Il của Bắc Triều Tiên (phải) ký thỏa thuận đình chiến tại Bàn Môn Điếm ngày 27/7/1953, kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: AP.
Tướng William K. Harrison của Mỹ (trái) và Tướng Nam Il của Bắc Triều Tiên (phải) ký thỏa thuận đình chiến tại Panmunjeom ngày 27/7/1953, kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: AP.
Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.