Tác chiến điện tử Nga làm xịt 36 quả Tomahawk?

Ông Trump đã cho bắn một quả tên lửa trị giá 2 triệu USD vào một túp lều giá 10 USD hoặc như bắn vào một con lạc đà trên sa mạc.

Tổng thống Donald Trump vẫn chưa hết mệt mỏi với việc vội vã cho “Tomahawk bay vào Syria” nhằm trừng phạt chính quyền Assad vì bị Washington cho là thủ phạm gây ra vụ thảm sát bằng vũ khí hoá học tại Idlip hôm 4/4 vừa qua.

Theo giới phân tích và giới truyền thông Mỹ, danh dự của một nước Mỹ siêu cường đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi hành động vội vã này. Điều đó thể hiện ra qua 3 hiệu ứng cụ thể:

Trump mất quá nhiều từ sự vội vã của mình
Trump mất quá nhiều từ sự vội vã của mình

Trump mất quá nhiều từ sự vội vã của mình

Thứ nhất, đến giờ này Washington vẫn không thể lý giải được 36 quả tên lửa Tomahawk được phóng đi nhưng bị xịt thì nay đang ở đâu và nguyên nhân của việc đó là gì?

Không lý giải được điều này, niềm kiêu hãnh của quân lực Hoa Kỳ sẽ tan biến trong giây phút nóng vội của Trump.

Tạp chí The Unz Review của Mỹ cho biết, kể từ khi tên lửa Tomahawk trình làng từ đầu những năm 1990, tỷ lệ hỏng hóc chỉ là 5%. Các tên lửa Tomahawk được bắn đi thường bay bám sát mặt đất trong hành trình khiến chúng hầu như trở nên vô hình trước các hệ thống radar trên mặt đất.

Trong khi đó, Nga không có sự hiện diện của máy bay cảnh báo sớm trên bầu trời Syria vào thời điểm trên để giúp các hệ thống phòng không quy ước của Syria có thể đánh chặn các tên lửa Tomahawk của Mỹ.

Từ đó tờ tạp chí của Mỹ đặt vấn đề: chắc phải có sự hiện diện của một hệ thống tác chiến điện tử của Nga trong vùng phụ cận căn cứ không quân Shayrat của quân đội Syria - mục tiêu đòn tập kích tên lửa Tomahawk Mỹ hôm 7/4.

Theo giới phân tích, điều này phù hợp với thực tế, bởi trong hành trình bay đến mục tiêu, các tên lửa Tomahawk của Mỹ đã bị tác động trong chừng mực nào đó, khiến chúng bị chệch khỏi đường bay đã định và bị rơi trước khi tới đích.

Bất luận thế nào, bất luận nguyên nhân gì khiến 36 quả Tomahawk bị xịt mà không lý giải được đều là hậu quả của của việc chính quyền Trump đã không có phương án bọc hậu, không tính đường lui cho mình khi hành động không diễn ra như hoạch định.

Thứ hai, Trump đã đưa Washington vào thế việt vị trước Moscow sau nước đi này. Trump "không thèm" nghe lời Putin điều tra toàn diện sự kiện Idlib trước khi hành động để bây giờ Washington "không dám" nghe lời Moscow điều tra thoả đáng vụ việc.

Mỹ mong muốn có một nghị quyết lên án Syria sử dụng vũ khí hoá học nhưng lại bị Nga phủ quyết. Muốn ngăn cản hành động của Moscow thì Washington phải trưng ra chứng cứ rõ ràng.

Để có chứng cứ thì phải điều tra và điều tra có kết quả, song Washington lại không muốn điều tra, mà theo giới phân tích thì dường như Washington lo ngại kết quả điều tra rõ trắng đen sẽ khiến hậu quả từ hành động của Trump mang đại hoạ cho nước Mỹ. Đành phải tiến thoái lưỡng nan.

Không những vậy, sau khi những quả “Tomahawk Mỹ bay vào Syria”, Moscow đã đình chỉ Biên bản ghi nhớ về phòng chống sự cố và đảm bảo an toàn hàng không trên bầu trời Syria, vốn được Nga và Mỹ ký kết vào tháng 10/2015.

Hành động này của Moscow là cực kỳ nguy hại với Washington, bởi lẽ theo văn kiện này thì quân đội Nga và Mỹ có thể trao đổi trực tiếp thông tin tình báo nhằm tránh các va chạm ngoài ý muốn giữa lực lượng không quân hai bên.

Việc Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson phải bỏ dở cuộc họp của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7 để tức tốc bay sang Moscow được cho là chủ yếu nhằm tìm cách thuyết phục Moscow khôi phục lại Biên bản ghi nhớ đó.

Dù cuối cùng Nga – Mỹ đã nối lại Biên bản ghi nhớ về phòng chống sự cố và đảm bảo an toàn hàng không trên bầu trời Syria, song không thể phủ nhận Washington đã đánh mất thế của mình trước Moscow trong trường hợp này.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Dự báo của Nga, ông Nikita Danyuk nhận định rằng: "Quyết định nối lại biên bản ghi nhớ là một dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng, Mỹ sẽ không còn có bất kỳ hành động nào có ý trấn áp Syria”.

Thứ ba, đối chiếu giữa hệ luỵ phải gánh chịu với hiệu quả có được, dư luận Mỹ chỉ trích Trump đã quá lãng phí tiền của của nước Mỹ, của người dân Mỹ qua hành động sốc nổi của mình.

Tomahawk chưa bay vào Triều Tiên vì Trump không được phép ném tiền qua cửa sổ nữa?
Tomahawk chưa bay vào Triều Tiên vì Trump không được phép ném tiền qua cửa sổ nữa?

Tomahawk chưa bay vào Triều Tiên vì Trump không được phép ném tiền qua cửa sổ nữa?

The Atlantic bình luận rằng, ông Trump đã phát động một dạng tấn công quân sự vốn nổi tiếng với lời chế nhạo của Tổng thống George W. Bush khi bắn một quả tên lửa trị giá 2 triệu USD vào một túp lều giá 10 USD hoặc như bắn vào một con lạc đà trên sa mạc.

Điều đó cho thấy việc Tổng thống Trump đề nghị gia tăng ngân sách cho quốc phòng phải chăng nhằm giúp cho ông thoải mái thực hiện nhiều phi vụ “dùng tên lửa bắn lạc đà”.

Cũng nên biết rằng, theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 24/4, thì năm 2016 chi tiêu cho các kế hoạch quân sự của Mỹ đạt 611 tỷ USD, trong khi Nga chỉ ở mức 69,2 tỷ USD, chưa bằng 1/8 của Mỹ.

Moscow còn cho rằng chi tiêu quốc phòng của Nga thực tế còn thấp hơn tính toán của SIPRI.

Điều này không thể không khiến giới quân sự, giới phân tích và dư luận Mỹ đặt vấn đề về tính hiệu quả trong các hoạt động quân sự của Mỹ.

Vì vậy những hành động vội vã kiểu Trump cho “Tomahawk bay vào Syria” sẽ bị xem xét, mổ xẻ và Trump khó có thể có hành động tương tự.

Trong khi “hành động đó chỉ là một động thái cảnh báo chứ không có tính khuất phục. Nó tạo điều kiện cho lãnh đạo Syria và Nga có một loạt các lựa chọn về việc đáp trả ra sao và rất có thể sẽ đưa Mỹ dấn vào những bước đi rủi ro tiềm tàng sắp tới mà tổng thống Trump không thể hình dung nổi”, theo The Atlantic.

Theo Đất Việt

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.