Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích EU là 'người ốm yếu'

Phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ trước thềm cuộc trưng cầu ý dân dự kiến diễn ra vào ngày 16/4, ông Erdogan đã gọi EU là "người ốm yếu".

Tổng thống Tayyip Erdogan hôm nay (15/4) lên tiếng chỉ trích Liên minh châu Âu (EU), tiếp tục khắc sâu thêm căng thẳng trong mối quan hệ với khối này giữa lúc Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc trưng cầu ý dân cho phép mở rộng quyền lực của tổng thống.

Phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ trước thềm cuộc trưng cầu ý dân dự kiến diễn ra vào ngày 16/4, ông Erdogan đã gọi EU là
Phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ trước thềm cuộc trưng cầu ý dân dự kiến diễn ra vào ngày 16/4, ông Erdogan đã gọi EU là "người ốm yếu".

Phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ trước thềm cuộc trưng cầu ý dân dự kiến diễn ra vào ngày 16/4, ông Erdogan đã gọi EU là "người ốm yếu". Ảnh minh họa: AA photo.

Ông Erdogan đã gọi EU là "người ốm yếu", đồng thời cam kết sẽ xem xét lại tương lai quan hệ với liên minh này và chỉ trích một bộ quy tắc thành viên của Liên minh châu Âu được gọi là “tiêu chí Copenhagen”.

“Họ lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mạnh mẽ hơn với hệ thống mới”, ông Erdogan nói. “Họ bắt chúng ta phải chờ đợi trong suốt 54 năm và giờ đây họ vẫn tiếp tục giữ chân Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Erdogan nhấn mạnh: “Chúng ta biết rõ lý do họ làm vậy khi họ chấp nhận các quốc gia vốn không thể so sánh với Thổ Nhĩ Kỳ về các tiêu chí dân chủ và kinh tế đối với khối này. Tôi luôn muốn nói rằng, nếu các tiêu chí Copenhagen không hoạt động hiệu quả thì chúng ta sẽ tiếp tục theo cách của chúng ta, với tiêu chí Ankara, và ngày mai sẽ là một bước ngoặt cho điều đó.”

Phát biểu trên kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ TRT trước đó, Tổng thống Erdogan cũng khẳng định việc nước này "bị bỏ rơi" trong danh sách chờ đợi ngoài Liên minh châu Âu là trái với lẽ thường, đồng thời nhấn mạnh "mỗi bên phải biết vị trí của mình".

Ông cũng thông báo cuộc trưng cầu ý dân về cải cách Hiến pháp nhằm gia tăng quyền lực cho Tổng thống sẽ diễn ra vào ngày mai (16/4) và khẳng định rằng các cuộc điều tra dư luận cho thấy 55% đến 60% cử tri ủng hộ sửa đổi Hiến pháp.

Căng thẳng liên quan tới cuộc trưng cầu ý dân tại Thổ Nhĩ Kỳ đã bùng phát sau khi một số nước châu Âu không cho phép các bộ trưởng trong chính quyền của ông Erdogan tổ chức các cuộc mít tinh ở nước ngoài, vận động cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ tích cực tham gia cuộc trưng cầu ý dân sắp tới.

Căng thẳng đã bị đẩy lên đỉnh điểm khi Tổng thống Erdogan chỉ trích Hà Lan và Đức hành xử “như những kẻ phát xít”.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu từ năm 2005. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán diễn ra rất chậm chạp và luôn bị cản trở do những căng thẳng giữa hai bên./.

Theo VOV

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.