Chiến thắng của khát khao cải cách

(Baonghean) - Cuối tuần qua, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã tái đắc cử trong cuộc bầu cử được đánh giá là khá căng thẳng. Với tỷ lệ áp đảo 57% so với 38% của đối thủ... Chiến thắng của Tổng thống Rouhani đã cho thấy khát khao theo đuổi đường lối cải cách, hội nhập của người dân quốc gia Hồi giáo này.

Tin tưởng trao thêm cơ hội 

Trước cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 12 của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, nhiều ý kiến đã khẳng định, đây chính là phép thử quan trọng dành cho đương kim Tổng thống Hassan Rouhani với đường lối ôn hòa và chủ trương cải cách. Theo kết quả bầu cử, ông Rouhani đã giành được 23,5 triệu phiếu - tương đương 57% tổng số phiếu bầu, so với 15,8 triệu phiếu của đối thủ lớn nhất thuộc phe bảo thủ Ebrahim Raisi - tương đương 38,3%. 

Tổng thống đắc cử Iran Hassan Rouhani đã có chiến thắng áp đảo nhờ đường lối cải cách và hội nhập (Nguồn: AFP)
Tổng thống đắc cử Iran Hassan Rouhani đã có chiến thắng áp đảo nhờ đường lối cải cách và hội nhập (Nguồn: AFP)

Có thể nói, chiến thắng của ông Rouhani một phần có được là do lượng cử tri đi bầu đông, thể hiện quyết tâm của người dân nước này muốn đóng góp vào việc định hình tương lai đất nước. Đã có 40 triệu cử tri trong số hơn 56 triệu cử tri đủ tư cách tham gia cuộc bầu cử ngày 19/5. Do số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu đông nên các điểm bỏ phiếu bầu tổng thống thậm chí đã phải kéo dài thời gian mở cửa thêm 6 tiếng đồng hồ. Cũng bởi vậy, ông Rouhani đã không cần đến vòng 2 mà giành chiến thắng vang dội ngay trong vòng 1.

Lý giải cho chiến thắng của Tổng thống Rouhani, các nhà quan sát đánh giá, những thành tựu trong nhiệm kỳ vừa qua đã khiến cử tri tin tưởng vào lộ trình cải cách của ông. Thể hiện là kinh tế Iran đã và đang hội nhập trở lại với nền kinh tế toàn cầu.

Rất nhiều thỏa thuận thương mại, hợp tác được ký kết giữa Iran và các đối tác như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc hay một số nước châu Âu. Con số 9,5 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong năm 2016 được đánh giá là khá ấn tượng. Không chỉ vậy, lạm phát đã giảm mạnh từ 40% năm 2013 xuống còn 7,5% năm 2016. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế duy trì khoảng 7%. 

Quan trọng hơn, người dân Iran nhận thức rõ rằng, vị thế của quốc gia đang ngày càng cải thiện. Đất nước đã dần thoát khỏi sự cô lập, quan hệ với các nước dần cải thiện. Các chuyến thăm của Tổng thống Rouhani tới các nước như Pháp và Italy đã thể hiện điều đó.

Sự gần gũi của Iran với thế giới còn thể hiện ở chỗ, ngay sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống vừa qua, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới từ châu Âu đến châu Á đã gửi lời chúc mừng tới ông Rouhani. Như ngày 20/5, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini đã hoan nghênh chiến thắng áp đảo của ông Rouhani và khẳng định, EU cam kết duy trì việc thực thi đầy đủ thỏa thuận hạt nhân hồi năm 2015 cũng như các thỏa thuận song phương khác với Iran.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng chúc mừng chiến thắng của ông Rouhani, kêu gọi làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai nước. Từ châu Á, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif cũng gửi lời chúc mừng tới Tổng thống Rouhani. 

Hội nhập và tăng cường vị thế

Nhận được sự ủng hộ của cử tri cũng như được tiếp thêm động lực, Tổng thống Hassan Rouhani trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia một lần nữa đã thể hiện quyết tâm hội nhập và cải cách. Ông khẳng định rằng, thông điệp của cử tri Iran là rất rõ ràng, đó là thông điệp hội nhập với thế giới và nói “không” với chủ nghĩa cực đoan.

Ông cũng nhấn mạnh, người dân Iran muốn được sống trong hòa bình và tình hữu nghị với các nước trên thế giới. Mặc dù vậy trong tuyên bố của mình, Tổng thống Rouhani dù theo đường lối ôn hòa nhưng vẫn khẳng định, Iran sẽ không chấp nhận bị đe dọa hay xúc phạm. Ông đồng thời khẳng định, củng cố nền dân chủ và không phụ thuộc vào các cường quốc là con đường đảm bảo an ninh quốc gia. 

Lời phát biểu này có thể nói cũng chính là thông điệp mà Tổng thống Hassan Rouhani muốn gửi đến cộng đồng thế giới, thể hiện chính sách hội nhập trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Ngay sau chiến thắng của ông Rouhani, chính quyền Iran hôm 20/5 đã tuyên bố áp đặt các lệnh trừng phạt với 9 doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân của Mỹ để trả đũa các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào chương trình tên lửa đạn đạo của Iran.

Theo đó, một danh sách bị trừng phạt bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân của Mỹ. Với các biện pháp trừng phạt này, chính quyền Iran có thể thu giữ tài sản và cấm nhân viên của các công ty đó ra khỏi Iran. Đây được cho là “tín hiệu” mà ông Rouhani muốn gửi đến chính quyền mới ở Mỹ cùng người đứng đầu mới là Tổng thống Donald Trump. 

Ông Trump từ khi tranh cử đã có nhiều tuyên bố phản đối gay gắt thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được với Iran hồi năm 2015, coi đây là một thỏa thuận tồi tệ và vô nghĩa. Việc lựa chọn Arab Saudi và Israel làm 2 điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đang diễn ra cho thấy, chính quyền Tổng thống Trump sẽ có cách tiếp cận khác với Iran so với người tiền nhiệm Barack Obama.

Bởi thế, quan hệ giữa Mỹ và Iran cũng như lộ trình hội nhập của quốc gia hồi giáo này chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn dưới thời Tổng thống Donald Trump. Không chỉ vậy, quan hệ với Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ hay Arab Saudi, Israel cũng là những thách thức ngoại giao mà Tổng thống Hassan Rouhani cần phải xử lý ổn thỏa. 

Trong khi đó, các thách thức đối nội cũng là không nhỏ. Không phủ nhận những thành tựu kinh tế cải cách đã có, nhưng các mục tiêu mà ông Rouhani từng cam kết với cử tri vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Đó là tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao là 12,5%, hay cam kết về nguồn đầu tư nước ngoài trị giá nhiều tỷ USD vẫn chưa thành hiện thực. Bên cạnh đó, những chia rẽ phe phái và bất đồng trong chính giới Iran cũng là “hòn đá tảng” với ông Rouhani. Bản thân lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran là Đại giáo chủ Ali Khamenei theo đường lối bảo thủ, cũng chưa hoàn toàn ủng hộ các chính sách mà ông Rouhani theo đuổi.

Bởi vậy, mục tiêu đã có, sự ủng hộ của cử tri cũng đã sẵn sàng, nhưng Tổng thống Hassan Rouhani chắc chắn vẫn sẽ có một nhiệm kỳ 4 năm đầy bận rộn và nhiều khó khăn chồng chất. Liệu quốc gia Hồi giáo có giữ được đà tăng trưởng và đường lối cải cách hội nhập như hiện nay, tất cả đều phụ thuộc vào quyết tâm và khả năng chèo lái của đương kim Tổng thống Rouhani.

Khang Duy

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.