Hàn Quốc vẫn muốn đối thoại sau khi Triều Tiên phóng tên lửa

Tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ tiếp tục tìm cách đối thoại với CHDCND Triều Tiên bất chấp vụ phóng tên lửa đạn đạo mới nhất của Bình Nhưỡng.

Tổng thống Moon Jae-in phát biểu tại Nhà Xanh ở Seoul ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Reuters
Tổng thống Moon Jae-in phát biểu tại Nhà Xanh ở Seoul ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Reuters

Thông tin trên do Cố vấn tổng thống Hàn Quốc Yang Moo-jin đưa ra vào ngày 15/5, một ngày sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo bay xa khoảng 700 km trước khi rơi xuống vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA nhấn mạnh đó là tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung tới xa mang tên Hwasong-12 (Hỏa Tinh-12) mới được Bình Nhưỡng phát triển.

Ông Yang, hiện là giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Hàn Quốc, dự đoán rằng chính quyền Tổng thống Moon có thể sớm thông báo những giải pháp khôi phục các kênh đối thoại không chính thức với Bình Nhưỡng, theo Yonhap.

“Tổng thống Moon có 3 mục tiêu chính trong chính sách. Thứ nhất là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và thiết lập một chế độ hòa bình ở đây. Thứ hai là loại bỏ mọi nguy cơ dẫn tới chiến tranh trên bán đảo bằng cách mở rộng hợp tác kinh tế và ngoại giao giữa miền Nam và miền Bắc. Thứ 3 là thể chế hóa sự hợp tác như thế”, ông Yang, người được cho là đã hỗ trợ định hình chính cách Triều Tiên của Tổng thống Moon.

Giáo sư Yang cho rằng phương thức chiến lược để đạt 3 mục tiêu chính nói trên là sử dụng việc gây áp lực và đối thoại cùng lúc, nhưng ông lưu ý Tổng thống Moon sẽ không ngồi xuống đối thoại với Bình Nhưỡng trong khi Triều Tiên tiếp tục có hành động “khiêu khích quân sự” như đợt thử tên lửa đạn đạo hôm 14.5.

“Chính sách Triều Tiên của Tổng thống Moon là chúng ta cần trừng phạt nghiêm khắc Triều Tiên vì mọi sự vi phạm thông lệ cũng như quy định quốc tế và các vụ phóng tên lửa của nước này cấu thành sự vi phạm như thế”, ông Yang cho biết thêm.

Cũng theo giáo sư Yang, Tổng thống Moon sẽ sớm gửi các đặc phái viên tới Mỹ, Nga, Nhật và Trung Quốc để giải thích sự thay đổi lập trường của Hàn Quốc về Triều Tiên.

Theo TNO

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.