Lữ đoàn đặc nhiệm Hồi giáo bí mật của Nga tại Syria

Việc bí mật triển khai 1.000 lính đặc nhiệm Hồi giáo đến Syria được xem là giải pháp hiệu quả để Nga giữ lợi thế chiến trường, giảm thiểu rủi ro chính trị.

lu-doan-dac-nhiem-hoi-giao-bi-mat-cua-nga-tai-syria

Lực lượng đặc nhiệm Chechen trước khi triển khai tới Syria. Ảnh: Pravda.

Từ khi bắt đầu chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria hồi tháng 9/2015, quân đội Nga đã giúp chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad xoay chuyển cục diện chiến trường, tái chiếm thành phố chiến lược Aleppo. Phía Nga bắt đầu giảm sự hiện diện quân sự, đồng thời có các bước đi mở rộng vai trò ở Syra.

Một trong số đó là việc triển khai một số đơn vị đặc nhiệm Chechen và Ingush từ khu vực Bắc Kavkaz. Đây được cho là vũ khí bí mật mới để Nga duy trì lợi thế trên chiến trường Syria, theo Foreign Policy.

Theo chuyên gia phân tích tình báo Neil Hauer, lực lượng Nga chủ yếu làm nhiệm vụ không kích yểm trợ trên lãnh thổ Syria. Ngoài một số đơn vị pháo binh và đặc nhiệm SSO triển khai ở tỉnh Hama, cùng đội ngũ cố vấn quân sự tại Latakia, bộ binh Nga đóng vai trò rất nhỏ trên chiến trường.

Tuy nhiên, Nga gần đây đã triển khai một vũ khí rất lợi hại đến chiến trường Syria, đó là các lữ đoàn người Hồi giáo Chechen và Ingush xuất thân từ vùng Bắc Caucasus. Sự xuất hiện của các lữ đoàn Hồi giáo này đánh dấu bước chuyển biến chiến lược của Điện Kremlin ở Syria.

Với các lữ đoàn này, Nga đã có lực lượng bộ binh tinh nhuệ, xuất thân là người Hồi giáo dòng Sunni, hoạt động trên chiến trường Syria. Động thái này cho phép Nga đóng vai trò lớn hơn trong quá trình định hình các sự kiện trên chiến trường trong dài hạn.

Vai trò và quy mô các lữ đoàn này vẫn còn là bí mật. Các nguồn tin công khai cho thấy Nga triển khai khoảng 500 lính Chechen tới Syria hồi cuối năm ngoái. Số lượng lính Ingush được cho là khoảng 300 người.

Dù mang danh "quân cảnh", binh sĩ các lữ đoàn này được cho là rút ra từ các đơn vị đặc nhiệm Spetnaz trong lực lượng vũ trang Chechen, được triển khai không chỉ để thực hiện những vai trò thông thường như điều hành trạm kiểm soát, phân phối hàng viện trợ, phối hợp với quân chính phủ Syria (SAA) bảo vệ căn cứ và các thành phố ủng hộ chính quyền Syria.

lu-doan-dac-nhiem-hoi-giao-bi-mat-cua-nga-tai-syria-1

Lính Chechen cảnh giới tại Syria. Ảnh: Reuters.

Với khả năng đảm nhận vai trò quân sự và dân sự kết hợp, các lữ đoàn này trở thành lực lượng đáng tin cậy khi Moscow tìm cách khẳng định vị thế trên chiến trường.

Ngoài kỹ năng chiến đấu, lữ đoàn đặc nhiệm Hồi giáo có vai trò khác rất quan trọng. Người dân Nga rất nhạy cảm với thương vong ở Syria. Con số thương vong chính thức được Moscow công bố chỉ là 30 binh sĩ, nhưng thực tế có thể cao hơn. Việc sử dụng đặc nhiệm Chechen và Ingush có thể giúp Điện Kremlin tránh được sự phản đối của công chúng khi con số thương vong tăng lên.

Việc sử dụng những chiến binh này cũng mang lại lợi thế khác cho Moscow. Cư dân khu vực Bắc Kavkaz hầu hết là người Hồi giáo dòng Sunni, có đức tin giống với phần đông người dân Syria. Kể từ khi đơn vị này triển khai đến Syria, Nga đã tìm cách sử dụng đặc điểm chung về tôn giáo để xây dựng mối quan hệ với người dân địa phương.

Giai đoạn triển khai đầu tiên của đặc nhiệm Hồi giáo kết thúc ngày 27/3 khi lực lượng quân cảnh Chechen hồi hương. Thành công bước đầu này khiến họ tiếp tục được trọng dụng. Một tháng sau, lãnh đạo Cộng hòa Chechen Ramzan Kadyrov tuyên bố một đơn vị mới đã triển khai đến Syria. Trong khi đó, tiểu đoàn Ingush tiếp tục hoạt động ở Damascus.

Cho đến nay, lực lượng Chechen và Ingush dường như chỉ tập trung vào một số khu vực trọng yếu với Nga ở Syria. Dù vai trò của họ không mở rộng đáng kể trong thời gian tới, các tiểu đoàn Bắc Caucasus sẽ tiếp tục đóng vai trò mũi nhọn trong chiến lược vĩ mô của Moscow, chuyên gia Hauer nhấn mạnh.

Đặc nhiệm SSO Nga hoạt động trên chiến trường Syria:

Theo VNE

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.