Vì sao vòng vây cô lập Qatar sắp 'tan tành'?

Trong khi Ảrập Xêút và các đồng minh Vùng Vịnh tố cáo Qatar tài trợ khủng bố rồi cô lập Doha, các quốc gia hùng mạnh khác trong khu vực lại có động thái phản đối phong trào cấm vận này.

Đầu tháng qua, Ảrập Xêút, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) cùng nhiều nước khác đã cắt đứt quan hệ ngoại giao, cấm vận kinh tế đối với Doha sau khi cáo buộc nước này tài trợ khủng bố cũng như gây bất ổn khu vực.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia Trung Đông lại từ chối ủng hộ phong trào cô lập Qatar và bắt đầu hành động để giúp quốc gia này vượt qua "bão" ngoại giao.

Ngày 14/6, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã tới thủ đô Doha để gặp người đồng cấp Qatar Mohammed bin Abdulrahman al Thani cùng với Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani.

Ngoài ra, báo Nga Kommersant đưa tin, sau những cuộc gặp trên, ông Cavusoglu dự kiến sẽ thăm Ảrập Xêút – quốc gia được xem là “kẻ xúi bẩy” chính của cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra.

Qatar, khủng hoảng, ngoại giao, khủng hoảng Qatar, Vùng Vịnh

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Edorgan (trái) và Quốc vương Qatar Sheikh Tamim (phải) trò chuyện trong một cuộc gặp ở Doha. (Ảnh: AP)

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng tuyên bố rằng “việc cô lập Qatar là một sai lầm chết người trái với các giá trị Hồi giáo”.

Theo ông Erdogan, Qatar hiện tích cực chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu quân đội nước này đưa 3.000 binh sĩ tới Qatar đến giữ “hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Trong khi đó, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi lên tiếng khẳng định các biện pháp trừng phạt chống Qatar chỉ làm ảnh hưởng tới dân thường, chứ không tác động được đến giới lãnh đạo. Kuwait, Oman, Marocco và Jordan cũng quyết định không ủng hộ phong trào chống Qatar.

Giáo sư Grigory Kosach tại Đại học Nhà nước Nga về Nhân loại trả lời báo Kommersant cho hay, Qatar thực sự có ảnh hưởng đáng kể với một số nước Trung Đông thông qua các tổ chức quyền lực đại diện cho nhóm Anh em Hồi giáo (MB). Ngoài ra, theo ông Kosach, Qatar còn giành được sự ủng hộ rõ rệt tại châu Âu.

“Các nhà nhập khẩu hydrocarbon của Qatar ở châu Âu không muốn tình hình khu vực bị xấu đi và đã kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng này nhanh nhất có thể. Tất cả các nước này cho thấy rằng có một liên minh khác đang được hình thành xung quanh Qatar, có khả năng đối đầu với Ảrập Xêút và các đồng minh”, ông giải thích.

Tờ Kommersant cũng lưu ý rằng Ngoại trưởng Ảrập Xêút Adel al-Jubeir từng tuyên bố vụ phong tỏa nhằm vào Qatar trên thực tế không phải một vụ phong tỏa và Ảrập Xêút đang chuẩn bị để cho phép nối lại hoạt động hàng hải cung cấp lương thực và thuốc men cho Doha nếu cần.

Cùng lúc đó, Bộ trưởng Hàng không Dân sự Ai Cập Sherif Fathy tuyên bố các hãng hàng không Qatar đã không còn bị cấm sử dụng không phận Ai Cập, trong khi Tổng thống Abdel Fatah al-Sisi bày tỏ lo ngại khủng hoảng ngoại giao Qatar không nên để bùng phát thành chiến tranh.

Vì thế, có thể nói rằng các nước “xúi bẩy” cô lập Qatar đã nhận ra họ sẽ không thể cô lập được hoàn toàn Qatar và bắt đầu lùi bước.

Trong bối cảnh rạn nứt quan hệ giữa các nước Vùng Vịnh, hai tàu chiến Mỹ vừa đến Doha để tham gia tập trận chung với Hải quân Qatar. Lầu Năm Góc cũng đạt được thỏa thuận cuối cùng trong hợp đồng trị giá 12 tỷ USD nhằm bán 36 chiếc chiến đấu cơ F-15 cho Doha.

Thủ tướng Anh Theresa May ngày 15/6 cũng lên tiếng hối thúc lãnh đạo các nước Ảrập Xêút, Bahrain và Qatar có những bước đi nhằm giảm bớt căng thẳng dẫn đến việc các cường quốc Arab cắt đứt quan hệ với Doha.

Theo Baotintuc

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.