Màn 'đọ quyền lực' trong cú bắt tay 29 giây của Trump và Macron

Tổng thống Mỹ và người đồng cấp Pháp ngày 14/7 có cú bắt tay kéo dài 29 giây và nó được ví như màn so kè quyền lực.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron đến giờ có lẽ không còn xa lạ gì với những cú bắt tay "kỳ quặc" mà họ từng trao cho nhau sau những lần gặp mặt trước đây. Tuy nhiên, cú bắt tay kéo dài 29 giây tại cuối buổi lễ duyệt binh kỷ niệm ngày quốc khánh Pháp vào hôm qua mới thực sự là giây phút "kỳ quặc nhất" giữa hai nhà lãnh đạo, theo Washington Post.

Chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Patti Wood nhận định Tổng thống Pháp Macron dường như là người "thắng thế" trong màn bắt tay "kịch tính" này. "Nó quá khác biệt, quá kỳ lạ nếu xét trên phương diện một màn chào hỏi giữa hai nhà lãnh đạo thế giới", bà Wood nói.

"Điểm đáng chú ý nhất là quãng thời gian họ nắm tay nhau. Tôi cho rằng nó phải kéo dài tới 30 giây, không ai chịu buông. Đây không khác gì một cuộc đấu tranh thể hiện quyền lực", Wood nhận xét.

Theo bà, Tổng thống Mỹ ngay từ lúc bắt đầu đã yếu thế hơn và việc ông cố gắng níu tay người đồng cấp Pháp giống như cách để thể hiện rằng "tôi vẫn là người nắm quyền".

"Lòng bàn tay ông Macron úp xuống. Nó ngay lập tức đẩy ông Trump vào thế phải ngửa lòng bàn tay lên - thế bắt tay thể hiện sự quy phục", bà Wood miêu tả. "Ông Trump mất quyền kiểm soát chính từ thời điểm này".

"Macron không bỏ qua cơ hội. Rõ ràng ông ấy đã quyết định ngay từ đầu rằng sẽ không để Tổng thống Trump thắng màn bắt tay. Thế nên, ông ấy vẫn giữ chặt", Wood nói.

 Tổng thống Pháp đón Tổng thống Mỹ tại lễ duyệt binh.

Hai người bắt tay khi ông Macron tiễn ông Trump rời khu vực diễn ra duyệt binh trên đại lộ Champs Elysees. Họ vẫn nắm chặt tay nhau, đưa đẩy qua lại trong lúc cùng bước đi dọc đại lộ. Có thời điểm, ông Trump vỗ vào tay người đồng cấp Pháp rồi họ lại kéo nhau, trông không khác gì một màn vật tay.

Wood cho biết trong quá khứ, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Pháp đều cho thấy họ có xu hướng kéo người đối diện lúc bắt tay.

"Trump thích kéo đối phương về phía mình để tay của họ ở vào vị trí ngay trước ngực ông. Ở trường hợp này, ông Macron đã cố gắng làm điều tương tự và thành công vài lần", Wood nhận xét.

Tổng thống Mỹ sau đấy quay sang bắt tay bà Brigitte, vợ ông Macron, song vẫn nắm chặt tay người đồng cấp Pháp. Theo chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Wood, hành động này của Trump một lần nữa cho thấy ông khát khao chiến thắng và mong muốn thể hiện quyền uy như thế nào.

"Trong nỗ lực nhằm giành lại lợi thế, ông Trump đã tạo nên màn khiêu vũ vòng tròn với ông Macron và bà Brigitte", Wood bình luận. "Đó thực sự là một màn tương tác kỳ quặc".

Theo VNE

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.