Mỹ chuẩn bị hành động đơn phương đối phó Triều Tiên

(Baonghean.vn)- Theo bài viết trên tờ The Wall Street Journal ngày 11/7, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chuẩn bị đơn phương thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng, nhằm mục tiêu vào những công ty và ngân hàng của Trung Quốc mà Washington cho rằng đang rót tiền cho chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.

Trong mấy ngày gần đây, các quan chức cấp nội các đã phát tín hiệu rằng Nhà Trắng sẵn sàng sử dụng quyền lực của mình để cắt đứt các luồng tiền mặt cung cấp cho chế độ Kim Jong-un, mặc dù các quan chức nói rằng họ vẫn muốn có hành động tập thể thông qua Liên hợp quốc (LHQ) và sự ủng hộ của Trung Quốc. Theo giới phân tích, vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên hôm 4/7 sẽ đẩy nhanh những nỗ lực đơn phương của Mỹ.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho chỉ thị các vụ phóng tên lửa sẵn sàng trong vòng 12 tháng từ tháng 12/2016. Ảnh: Reuters
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho chỉ thị các vụ phóng tên lửa sẵn sàng trong vòng 12 tháng từ tháng 12/2016. Ảnh: Reuters

Trong những năm qua, Triều Tiên đã chứng tỏ khả năng kháng cự tốt trước những áp lực như vậy và nhiều chuyên gia đặt câu hỏi liệu áp lực lần này có tạo ra chút khác biệt nào hay không.

Bình Nhưỡng đã trở nên "thành thạo" trong việc lẩn tránh các lệnh trừng phạt, trong đó có cả ngụy trang các công ty tài chính và mậu dịch của mình thông qua những công ty ở Trung Quốc. Bản thân Mỹ gần như không có mối quan hệ trực tiếp nào với Triều Tiên sau khi đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt song phương để trả đũa các vụ thử hạt nhân và tên lửa trước đó.

Theo giới phân tích, đối tác thương mại chính của Triều Tiên là Trung Quốc cũng phản đối việc thắt chặt lệnh trừng phạt đối với nước láng giềng của họ do quan ngại rằng sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng có thể gây ra "cơn lũ" người tị nạn, mặt khác còn vì Bình Nhưỡng tạo ra vùng đệm để Bắc Kinh đối phó với sức mạnh của Mỹ tại châu Á.

Do việc gia tăng áp lực lên Triều Tiên đòi hỏi phải nhằm mục tiêu vào nhiều công ty của Trung Quốc hơn nên hành động đơn phương có khả năng sẽ thổi bùng những căng thẳng vốn đang âm ỉ giữa Washington và Bắc Kinh. Động thái này cũng có thể làm phức tạp thêm những nỗ lực của Washington nhằm giúp các công ty Mỹ được tiếp cận nhiều hơn quốc gia đông dân nhất thế giới và huy động được sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với những vấn đề quốc tế khác.

Ngày 6/7, Bộ Tư pháp đã nêu tên "các tài khoản USD ở hải ngoại có dính líu đến một mạng lưới gồm 5 công ty có liên quan đến 1 công dân Trung Quốc có tên Chi Yupeng. Trong số này có một trong những nhà nhập khẩu nhiều nhất hàng hóa của Triều Tiên vào Trung Quốc, đó là Công ty Dandong Zhicheng Metallic Material Co.

Bộ Tư pháp dẫn lời một số nhân vật, trong đó có 2 người Triều Tiên đào tẩu, cho biết cái gọi là mạng lưới Chi Yupeng tiến hành các vụ giao dịch giúp tài trợ cho các chương trình vũ khí và quân sự của Triều Tiên. Mạng lưới này không phải là mục tiêu trừng phạt của Mỹ, song các nhà phân tích cho rằng đây là một nguồn tài trợ kinh phí sống còn có thể bị cắt đứt theo cách mà Mỹ đã nhằm mục tiêu vào một công ty khác của Trung Quốc hồi năm ngoái, đó là Dandong Hongxiang Industrial Development Co. Ltd.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động tại bãi thử hạt nhân. Ảnh: AP
Hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động tại bãi thử hạt nhân. Ảnh: AP

Giới phân tích cho rằng gần 20 ngân hàng Trung Quốc bị cáo buộc rửa tiền cho Dangdong Hongxiang có thể bị nhắm tới. Trước mắt, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên trong khi truyền thông Mỹ chưa tiếp cận được ông Chi Yupeng và Công ty Dandong Zhicheng.

Thậm chí trước khi Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa hôm 4/7, Chính quyền của ông Trump đã bắt đầu tìm cách thắt chặt các lệnh trừng phạt để cắt đứt "mọi nguồn kinh phí bất hợp pháp cho Triều Tiên". Phát biểu chỉ vài ngày trước khi Bình Nhưỡng thử tên lửa, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét các hành động này và tiếp tục thắt chặt lệnh trừng phạt".

Tháng trước, Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ sẽ loại ngân hàng Dandong của Trung Quốc khỏi các thị trường tài chính Mỹ, cho rằng Triều Tiên đang sử dụng các tài khoản ngân hàng dưới những cái tên giả mạo và thực hiện các giao dịch tài chính thông qua các ngân hàng ở Trung Quốc, Hong Kong và Đông Nam Á. Bộ Tài chính cũng bổ sung vào danh sách trừng phạt Triều Tiên thêm 2 công dân Trung Quốc bị buộc tội làm việc cho các công ty bình phong được thành lập để lẩn tránh những lệnh trừng phạt Triều Tiên hiện hành.

Nhiều nhà cựu ngoại giao Mỹ, trong đó có ông Juan Zarate, nhân viên ngoại giao hàng đầu trong lĩnh vực trừng phạt dưới thời Chính quyền Bush, cho rằng Washington phải gia tăng sức ép lên các công ty và ngân hàng Trung Quốc.

Một số cựu quan chức Mỹ và nhà phân tích cho rằng đến nay, Mỹ vẫn thận trọng không muốn thúc ép Bắc Kinh quá mạnh, xét trong bối cảnh các vấn đề địa chính trị sống còn khác mà hai cường quốc cần phải hợp tác. Theo Nicholas Eberstadt, chuyên gia an ninh về Triều Tiên thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, vụ thử lên lửa mới nhất của Triều Tiên làm thay đổi tính toán của chính quyền. Ông dự đoán Nhà Trắng sẽ đẩy nhanh việc trừng phạt các công ty Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AP

Mục tiêu chính của chiến lược loại 1 ngân hàng Trung Quốc ra khỏi hệ thống tài chính Mỹ là đóng băng các giao dịch của các thể chế Trung Quốc khác. Việc tiếp cận các thị trường tài chính Mỹ và đồng USD có ý nghĩa quan trọng then chốt đối với hoạt động thương mại và tài chính trên toàn cầu. Song để nỗ lực này có sức thuyết phục hơn, ông Eberstadt cho rằng chính quyền sẽ phải lên danh sách cả nhiều ngân hàng Trung Quốc khác để có tác dụng răn đe rộng hơn.

Các nhà phân tích và các quan chức cấp cao của 2 chính quyền Mỹ trước đây cho rằng cơ chế trừng phạt hiện hành đối với Triều Tiên cho đến nay vẫn "sơ sài" so với cơ chế trừng phạt Iran rất công phu vào thời kỳ Chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama. Chính nỗ lực trừng phạt đó của Mỹ đã đẩy Iran vào cuộc khủng hoảng, buộc quốc gia này phải đàm phán mặc dù nhiều chuyên gia chính sách đối ngoại đặt dấu hỏi về tính hiệu quả của thỏa thuận mà Mỹ đạt được với Iran sau đó./.

Lan Hạ

(Theo Wall Street Journal)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.