NATO ngồi trên lửa trước Nga, Belarus rầm rộ tập trận

Mátxcơva vẫn đang tiếp tục chuẩn bị cho cuộc tập trận quân sự chiến lược song phương Zapad 2017 với Belarus dự kiến diễn ra vào tháng 9. Cuộc tập trận này được cho là hành động phô trương sức mạnh lớn nhất của Nga kể từ khi Liên Xô tan rã.

Ảnh: Sputnik
Ảnh: Sputnik

Các nước thành viên NATO đã trở nên quan ngại hơn, sau những báo cáo cho rằng Bộ quốc phòng Nga dự định sẽ sử dụng hơn 4.000 xe huấn luyện để triển khai lực lượng đến Belarus trong cuộc diễn tập. Ngoài việc lo lắng về lý do của cuộc tập trận, quy mô của khổng lồ của chiến dịch lần này đã chỉ ra rằng quân đội Nga có thể sẽ ở lại lãnh thổ Belarus sau cuộc tập trận Zapad 2017.

Vào ngày 6/7, trong cuộc gặp gỡ song phương giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda ở Vácxava, cuộc tập trận Zapad đã được đưa ra thảo luận. Vấn đề này cũng sẽ chắc chắn là một vấn đề hết sức đáng quan ngại với NATO khi cuộc tập trận diễn ra từ ngày 14-20/9 năm nay.

Với quy mô lẫn mục tiêu của cuộc tập trận, Tổng thống Belarus Alyaksandr Lukashenka đã công khai minh bạch về cuộc diễn tập. Được biết, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố sẽ sớm cung cấp thông tin cho phương Tây về cuộc diễn tập này. Trong khi đó, bộ trưởng quốc phòng Ukraine cho rằng cuộc tập trận Zapad có thể kết thúc bằng việc Nga mở một mặt trận mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Ngày 6/7, ông Lukashenko đã tuyên bố trong một buổi lễ tôn vinh những sinh viên tốt nghiệp các viện giáo dục quân sự và các sĩ quan ở thủ đô: "Rất nhiều bạn ở đây sẽ tham gia vào cuộc tập trận chung chiến lược của lực lượng vũ trang Belarus và Nga, cuộc tập trận Zapad 2017 vào tháng 9 năm nay. Đây là một động thái quan trọng trong việc trang bị cho lực lượng vũ trang và các nhánh quân sự khác tăng cường các hệ thống đảm bảo an ninh quốc gia Belarus".

Tổng thống Lukashenko cũng đề cập đến vai trò của Bộ tình trạng khẩn cấp trong việc đảm bảo an ninh Belarus và nhắc đến việc tiếp tục hiện đại hóa quân sự thông qua việc mua sắm các thiết bị và hệ thống vũ khí của Nga, đề cao vai trò của Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), một liên minh quân sự do Nga dẫn đầu và Belarus là thành viên.

Kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Nga và Belarus đã tổ chức cuộc tập trận chiến lược chung Zapad vào các năm 1999, 2009 và 2013. Tuy nhiên cuộc tập trận Zapad năm 2017 sẽ là lần đầu tiên kể từ khi quan hệ Nga- NATO suy giảm sau cuộc khủng hoảng Ukraine. Đến nay, các cuộc tập trận đã bao gồm cả các hoạt động phòng thủ và tấn công nhằm chống lại viễn cảnh Mỹ và NATO can thiệp vào Belarus. Hoạt động này thường bị NATO chỉ trích.

Cuộc tập trận năm nay sẽ được tổ chức thành hai giai đoạn, trên lãnh thổ Nga và Belarus, đỉnh điểm là hoạt động diễn ra ở bảy căn cứ quân sự ở Belarus. Cho dù thông tin chi tiết về cuộc tập trận vẫn chưa được chính phủ hai nước tiết lộ, tuy nhiên các nguồn tin tình báo từ Nga và Belarus đã cung cấp những thông tin cần thiết để có thể đưa ra những đánh giá sơ bộ về cuộc tập trận quy mô lớn này.

Mặc dù đến 14/9 cuộc tập trận mới tiến hành nhưng Zapad sẽ được chuẩn bị với nhiều hoạt động diễn tập liên lạc và hậu cần từ trước đó. Một cuộc tập trận thần tốc được cho là sẽ diễn ra vào đầu tháng 9, sau đó sẽ tạm dừng trước khi bước vào hoạt động tập trận chính. Cách làm như vậy cũng từng được Nga áp dụng trong cuộc tập trận Vostok 2014.

Với cách làm này, Nga có thể tránh được giai đoạn chuẩn bị kéo dài giống như Zapad 2013, vì các đơn vị tham gia cuộc tập trận nhanh đã từng được triển khai trên cùng chiến trường và sẽ sẵn sàng thực hiện hoạt động diễn tập chính, do đó hoạt động sẽ hiệu quả hơn. Như vậy, cuộc tập trận Zapad 2017 có thời gian diễn tập thực tế lâu hơn so với dự định.

Theo tuyên bố từ phía Belarus, Zapad 2017 sẽ "huấn luyện quân đội địa phương với mục tiêu bảo đảm an ninh quân sự cho liên minh hai nước". Bộ trưởng Bộ quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng khẳng định cuộc tập trận chỉ nhằm mục đích phòng thủ. Dù những tuyên bố này không tiết lộ về bối cảnh của cuộc tập trận nhưng chỉ cần nhìn vào quá trình chuẩn bị cho cuộc tập trận thì cũng có thể đánh giá liệu mục tiêu chính của Zapad 2017 là để phòng thủ hay tấn công.

Đến nay số lượng binh sĩ tham gia Zapad 2017 vẫn đang được tranh luận rất nhiều, đặc biệt là sau báo cáo cho rằng Bộ quốc phòng Nga đã điều động tới 4.126 xe cơ giới các loại đến Belarus trong cuộc tập trận này. Con số này đã tăng lên rất nhiều so với năm 2015 (125 xe) và năm 2016 (50 xe).

Bộ quốc phòng Nga cũng cho biết trong số này, 2.000 xe sẽ được sử dụng để đưa quân Nga ra khỏi Belarus. 2.000 xe này được cho là sẽ chuyên chở hai lữ đoàn của Nga (khoảng 8.000 lính) đến Belarus và ngược lại. Tuy nhiên con số này đã mâu thuẫn với con số mà Bộ trưởng quốc phòng Belarus Andrei Ravkov đưa ra khi ông tuyên bố chỉ có 3.000 quân tham gia Zapad 2017 với 280 trang thiết bị và 25 máy bay trực thăng.

Máy bay cường kích Nga
Máy bay cường kích Nga. Ảnh: Sputnik
Trực thăng tấn công Nga diệt mục tiêu.
Trực thăng tấn công Nga diệt mục tiêu. Ảnh: Sputnik
Xe bọc thép của quân đội Nga. Ảnh: Sputnik
Xe bọc thép của quân đội Nga. Ảnh: Military Indistrial Company

Theo đánh giá của các chuyên gia phương Tây, Zapad 2017 có thể sẽ thử nghiệm các khái niệm và cách tiếp cận mới trong lĩnh vực tác chiến, cũng như những bài học từ kinh nghiệm xung đột của Nga ở Ukraine và Syria. Cuộc tập trận sẽ tập trung vào việc hợp tác giữa các cơ quan, sự phối hợp giữa lực lượng các nước và sự phối hợp giữa không quân và bộ binh, sử dụng các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, đồng thời triển khai các đơn vị đặc nhiệm hoạt động trên nhiều chiến tuyến.

Các chuyên gia cũng cho rằng dù chưa có thông tin nhưng bối cảnh của cuộc tập trận Zapad 2017 chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của NATO. Điều này bắt nguồn từ thái độ đối lập, trả đũa và hoàn toàn bác bỏ các cơ sở pháp lý và chính trị của hành động ném bom vào Serbia của NATO năm 1999.

Sự việc năm 1999 đang hiện ra ngày càng rõ trong tư duy chiến lược của Nga và cũng được phản ánh trong cách thức Bộ Tham mưu lập kế hoạch Zapad 2017. Do đó, trong khi phương Tây lo sợ về khả năng Nga tấn công các nước Baltic thì theo quan điểm của Mátxcơva lại bất an về viễn cảnh xung đột xảy ra ở vùng ngoại vi của Nga với NATO bắt nguồn từ hành vi can thiệp ở Belarus. Vì vậy, tất cả các hoạt động sẽ diễn ra trong cuộc tập trận Zapad 2017 dưới danh nghĩa phòng thủ đáp trả sự can thiệp của bên ngoài, yêu cầu biện pháp đáp trả để bảo vệ liên minh Nga- Belarus. 

Một số bình luận từ phía Nga cho thấy Nga nhận thức được sự quan ngại từ NATO về Zapad 2017 và khả năng diễn tập hoạt động tấn công các nước thành viên NATO từ lãnh thổ Belarus. Và có những dấu hiệu đặc biệt về cuộc diễn tập khiến NATO phải hết sức chú ý.

Đầu tiên là mức độ, cuộc tập trận lần này là sự phối hợp giữa không lực và lực lượng đặc nhiệm của Nga và Belarus. Điều này được thể hiện rõ trong cuộc tập trận hồi tháng 4/2017, với các hoạt động diễn tập chung ở Vùng Vitebsk, Belarus, trong khu vực rộng 12.000 km2. Trọng tâm là hoạt động đổ bộ, trinh sát và xác định kẻ thù. Trong các cuộc diễn tập chỉ dừng lại ở mức độ chiến thuật này, lực lượng tinh nhuệ cũng được giao nhiệm vụ thành lập các khu vực tốt nhất để lực lượng chủ chốt chiếm lĩnh và phối hợp triển khai các hoạt động trên không với lực lượng này.

Ngoài ra trong khi các lực lượng đặc nhiệm và quân tinh nhuệ thực hiện các hoạt động diễn tập được cho là nhằm chống khủng bố, các hoạt động tác chiến điện tử phối hợp rõ ràng là nhằm tấn công lực lượng thông thường của đối phương.

Hai bên cùng tập trung vào các hoạt động tác chiến điện tử chống lại đổi thủ công nghệ cao hoạt động trong môi trường điện tử phức tạp. Mục đích phát triển khả năng phối hợp tác chiến để bảo vệ liên minh được thể hiện hết sức rõ ràng, phản ánh trong việc phát triển các cuộc chiến và xung đột trong khu vực. Tóm lại, nhân tố tác chiến điện tử chắc chắn sẽ là một phần quan trọng trong cuộc tập trận chung Zapad 2017 vào tháng 9 tới.

Chắc chắn, cuộc tập trận lần này sẽ thách thức sự hiện diện của NATO ở các nước Baltic. Nỗi quan ngại ngày càng tăng của NATO về hoạt động diễn tập quy mô lớn này đảm bảo rằng liên minh sẽ theo dõi sát sao Zapad 2017. Với hoạt động của máy bay Nga cùng các sự cố liên quan đến các thiết bị quân sự gần đây ở Biển Baltic, có thể trong những tháng tới sẽ xảy ra nhiều sự cố hơn nữa liên quan đến cuộc tập trận Zapad 2017./.

Theo Sputnik

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.