Nga đẩy Tổng thống Trump vào thế khó

(Baonghean) - Ngay khi dự luật trừng phạt Nga vẫn còn nằm trên bàn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nga đã quyết định đưa ra các biện pháp đáp trả.

Bước đi này của Nga đã khiến Tổng thống Donald Trump không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ký bản dự luật, đồng thời thể hiện rõ ràng quan điểm của Nga rằng nước này sẽ không còn vọng tưởng về một giai đoạn “mật ngọt” với Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump như dư luận đồn đoán. 

Trục xuất 755 nhà ngoại giao Mỹ, ông Vladimir Putin chứng tỏ không phải là đối thủ “dễ chơi”.	Ảnh: Getty
Trục xuất 755 nhà ngoại giao Mỹ, ông Vladimir Putin chứng tỏ không phải là đối thủ “dễ chơi”. Ảnh: Getty

Sự đáp trả của “gấu Nga”

Từ sau khi Nga đứng ra dàn xếp vụ “đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình” của Syria hồi cuối năm 2013 và sáp nhập bán đảo Crimea đầu năm 2014, cộng đồng quốc tế đã phải thực sự thay đổi cách nhìn nhận về vị thế của Nga trong trật tự thế giới – một vị thế vẫn được ví von là “sự trở lại của gấu Nga”. Với sự trở lại này, “gấu Nga” đã nhiều lần chứng tỏ chưa bao giờ “ngán” bất kỳ đối thủ nào – từ những đối thủ lớn như Mỹ, châu Âu tới “tầm tầm” như Thổ Nhĩ Kỳ. Có lẽ những ai lựa chọn Tổng thống Nga Vladimir Putin là đối thủ đều hiểu rõ rằng bất cứ đòn tấn công nào nhằm vào Nga, cả về kinh tế, ngoại giao hay quân sự sẽ nhận được sự đáp trả xứng đáng, và lần này người Mỹ đã giúp Nga chứng minh nguyên tắc này. 

Sau khi lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Nga với tỷ lệ gần như tuyệt đối, không chờ Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định cuối cùng, Nga đã “tung đòn” đáp trả bằng cách “san bằng” số lượng đại diện ngoại giao của Nga và Mỹ cũng như đóng cửa hai cơ sở của Đại sứ quán Mỹ tại Nga. Như vậy, trong hơn 1.000 nhân viên ngoại giao, nhân viên kỹ thuật đang làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow, Mỹ sẽ chỉ được giữ lại 455 người – đúng bằng số nhà ngoại giao và nhân viên Nga hiện đang ở Mỹ.

755 người còn lại sẽ phải rời Nga chậm nhất là vào ngày 1/9. Số lượng nhân viên Mỹ bị trục xuất khỏi Nga lần này là chưa từng có trong lịch sử hiện đại. So với con số 35 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất, cú đáp trả mà Mỹ nhận từ Nga “nặng” gấp hơn 20 lần so với “đòn” mà Mỹ tung ra. Bộ Ngoại giao Nga khẳng định các biện pháp này nhằm đáp trả “các động thái thù địch” từ phía Mỹ, bao gồm các biện pháp trừng phạt “trái pháp luật” cũng như các cáo buộc sai sự thật chống lại Nga, gây tổn hại nghiêm trọng tới quan hệ của hai nước. Nga cũng chỉ trích tư tưởng chống Nga đang ngày một tăng ở Mỹ và chính sách của Mỹ đang đẩy hai nước theo con đường đối đầu.

Đáp trả ngoại giao và hơn thế nữa

Dự luật trừng phạt Nga đang chờ Tổng thống Donald Trump đặt bút ký dài 184 trang với nhiều nội dung mới nhằm vào các thực thể kinh tế Nga trong các lĩnh vực quân sự, tình báo, khai khoáng, công nghiệp vận tải biển và đường sắt của Nga, đồng thời hạn chế việc làm ăn với các ngân hàng và công ty năng lượng Nga. Dự luật này được cho là có nguy cơ khiến nền kinh tế Nga gặp nhiều tổn thất sau những khó khăn do gói trừng phạt năm 2014 mà Mỹ và phương Tây áp đặt. Thế nhưng, ông Putin có nhiều lý do để lựa chọn biện pháp đáp trả nhằm vào lĩnh vực ngoại giao. Hiện quan hệ kinh tế Nga – Mỹ đang chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị nên kinh tế Mỹ. Vì vậy, nếu Nga chọn đáp trả bằng biện pháp kinh tế, hiệu quả chắc chắn sẽ không đáng kể. Nếu so sánh quy mô hai nền kinh tế Nga – Mỹ có thể thấy cuộc đối đầu kinh tế là “lợi bất cập hại” đối với Nga. 

Trong khi đó, nếu nhìn bề ngoài, biện pháp đáp trả ngoại giao của Nga là nhằm “san bằng” số lượng cán bộ ngoại giao và nhân viên kỹ thuật của nước này tại nước bên kia – một bước đi phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng sâu xa hơn, với 755 nhân viên Mỹ bị trục xuất về nước, Nga đang đường đường chính chính giảm bớt nguy cơ về mạng lưới tình báo Mỹ đang hoạt động tại Nga, dù thông tin này không được bên nào xác nhận một cách chính thức.

Bên cạnh đó, Nga còn đe dọa sẽ tung ra thêm biện pháp trả đũa bổ sung nếu Mỹ có những động thái tiêu cực mới. Không đáp trả về mặt kinh tế không có nghĩa là Nga “lép vế”. Thay vào đó, Nga vẫn còn có những “đòn hiểm” khác, ví dụ như rút khỏi Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện – một hiệp ước cấm tất cả hoạt động nổ hạt nhân vì mục đích dân sự hoặc quân sự tại tất cả các môi trường. Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD vào hệ thống giám sát thực thi Hiệp ước này, và nếu Nga rút khỏi thỏa thuận, hàng tỷ USD của Mỹ coi như “đổ sông đổ bể”. 

Sau cái bắt tay bên lề Hội nghị G20, quan hệ Nga – Mỹ vẫn không mấy tiến triển. (EPA)
Sau cái bắt tay bên lề Hội nghị G20, quan hệ Nga – Mỹ vẫn không mấy tiến triển. (EPA)

Không gian hẹp cho ông Donald Trump 

Trước mắt, những biện pháp đáp trả của Nga chưa gây ra nhiều tác động tiêu cực cho Mỹ. Nhưng theo các nhà phân tích, điều quan trọng đằng sau bước đi này chính là thông điệp mà Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi tới Tổng thống Mỹ Donald Trump, rằng Nga sẽ không còn nhẫn nhịn với hy vọng cải thiện quan hệ song phương như trước kia.

Còn nhớ, trước khi rời nhiệm sở, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga. Khi đó, ông Putin đã tỏ ra khá điềm tĩnh và không đưa ra biện pháp đáp trả nào, đồng thời bày tỏ ông sẽ theo đuổi mối quan hệ tốt hơn với ông chủ Nhà Trắng mới là Donald Trump. Nhưng sau hơn nửa năm kể từ khi bước vào Nhà Trắng, ông Donald Trump vẫn chưa thể định hình lại mối quan hệ với Nga như ông từng đề cập trong thời kỳ tranh cử. Tình hình cũng không hề có dấu hiệu cải thiện nào sau những cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo bên lề Hội nghị Thưởng đỉnh G20 diễn ra mới đây tại Hamburg, Đức. Có thể nói, những hy vọng – dù là rất thận trọng – mà phía Nga từng dành cho ông Donald Trump giờ đã “tan thành mây khói”. 

Về mặt ý thuyết, sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Nga, ông Donald Trump sẽ có 10 ngày để quyết định sẽ phê chuẩn hoặc phủ quyết dự luật này. Trong trường hợp Nhà Trắng phủ quyết, dự luật sẽ vẫn trở thành luật nếu 2/3 thành viên lưỡng viện quốc hội Mỹ bác bỏ quyết định của tổng thống. Nhưng với tỷ lệ thông qua tại hai viện áp đảo như vừa rồi, cộng với việc Tổng thống Putin đã phê chuẩn các biện pháp đáp trả, ông Donald Trump gần như không thể có lựa chọn khác ngoài đặt bút ký. Các chuyên gia cho rằng, ông Donald Trump đang thiếu không gian hành động từ cả hai phía: bên ngoài là một nước Nga đang dần hết kiên nhẫn và bên trong là áp lực từ các nghị sĩ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, trong một bối cảnh rất bất lợi của các cuộc điều tra sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ. 

Khi đưa ra các biện pháp đáp trả Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Nga sẵn sàng bình thường hóa quan hệ song phương với Mỹ, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cân bằng lợi ích. Theo các nhà phân tích, “bóng hiện đang nằm trên sân của ông Donald Trump”, vấn đề là ông sẽ xoay sở quả bóng đó như thế nào trong một không gian rất hẹp. Và như cách nói của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, ông Donald Trump sẽ phải lựa chọn giữa “hoặc bắt đầu lại quan hệ với Nga hoặc mọi thứ sẽ trở nên tan vỡ”. 

Thúy Ngọc

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.