Những bức tường vô hình

(Baonghean) - Tuần qua, đất nước hình chiếc ủng đã bắt đầu cân nhắc việc từ chối cho tàu thuyền chở người di cư cập bến sau khi số lượng thuyền nhận tiếp cận lãnh thổ Italy tăng đột biến. Trong một diễn biến khác, Tòa án tối cao Mỹ đã chính thức phê chuẩn lệnh cấm đi lại mà xứ cờ hoa áp đặt lên 6 quốc gia đạo Hồi, viện cớ quan ngại về an ninh. Những bức tường rào phi vật lý đã được dựng lên, tăng thêm hố sâu ngăn cách ở nhiều nơi…

Cảnh sát biên giới Italy áp tải đám đông đàn ông tới trung tâm tái định cư sau khi những người này tới cảng Augusta tại Sicily. Ảnh: AP
Cảnh sát biên giới Italy áp tải đám đông đàn ông tới trung tâm tái định cư sau khi những người này tới cảng Augusta tại Sicily. Ảnh: AP

Italy xem xét chặn thuyền di cư

Theo thông tin được đưa ra hôm 28/6, Chính phủ Italy đang cân nhắc phương án chặn các tàu thuyền chở theo người di cư, ngăn họ cập cảng sau khi chỉ trong 5 ngày đã có tới gần 11.000 thuyền nhân tìm “miền đất hứa” tại đây. Chính phủ nước này đã ủy quyền cho đại sứ tại Liên minh châu Âu (EU) là Maurizio Massari chính thức đặt vấn đề với ủy ban châu Âu để xin phép sửa đổi nhiều thủ tục xin tị nạn của EU.

Một ý tưởng đang được thảo luận trong số này là bác quyền cập cảng đối với những tàu thuyền không treo cờ Italy nhưng vẫn cố tiếp cận các cảng của nước này, chủ yếu là tại Sicily và Calabria. Thực ra, Italy có lý do để lo lắng, nhất là khi nước này là điểm đến chính của hầu hết người di cư châu Phi tới châu Âu trong năm 2017, và ngày qua ngày lại có thêm nhiều thuyền như thế cập bờ. Không những thế, toàn bộ những người được cứu sống ngoài khơi Lybia cũng được các tổ chức từ thiện tư nhân chuyển tới Italy.

Trong khi đó, các láng giềng của đất nước hình chiếc ủng đã “nhanh chân” đóng cửa biên giới trước, ngăn người di cư di chuyển về phía Bắc như trước đây, và một số đối tác EU như Ba Lan và Hungary đã thẳng thừng từ chối tiếp nhận một phần người xin tị nạn để giảm bớt gánh nặng trên 2 nước tiền tuyến là Italy và Hy Lạp. Việc tăng đột biến số người di cư tới Italy cũng đã buộc Bộ trưởng Nội vụ nước này Marco Minniti phải hủy bay tới Washington để về nước xử lý tình hình. Trong nước, tranh cãi cũng ngày một căng thẳng về việc liệu có phải việc các tổ chức phi chính phủ cứu người di cư lênh đênh ngoài khơi Libya lại là “động cơ” để bọn buôn người hoành hành.

Tuy nhiên, không ngoài dự liệu, ý định của Italy đã vấp phải ý kiến trái chiều, chẳng hạn chuyên gia về vấn đề Libya tại Hội đồng phụ trách các vấn đề đối ngoại của châu Âu Mattia Toaldo đã miêu tả việc chặn tàu thuyền cập bến là “biện pháp đáng sợ”. Ông chia sẻ: “Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu chuyện này được hợp pháp hóa. Luật pháp quy định phải cứu người kiệt sức trên biển, và việc Italy tự mình cấm cửa các cảng biển sẽ khiến nhiều người di cư trôi nổi trên Địa Trung Hải, kể cả những người trên tàu cứu hộ của các tổ chức phi chính phủ”.

Theo vị chuyên gia này, động thái của Italy là nhằm buộc châu Âu đưa ra hành động khác. Đồng thời, đây cũng là bằng chứng cho thấy các ý tưởng thử nghiệm đến nay đã thất bại. Và chẳng chóng thì chày, người ta sẽ sớm chứng kiến cảnh Thủ tướng đầu tàu EU Đức hứng chịu thêm nhiều chỉ trích bởi bản kế hoạch về giải pháp dài hạn cho khủng hoảng di cư của bà Merkel gần như không đem lại hiệu quả trong thời điểm hiện nay.

Theo nữ lãnh đạo này từng lo sợ, xu hướng nhân khẩu học trong dài hạn sẽ có thể đồng nghĩa với việc 100 triệu người châu Phi ùn ùn đổ về châu Âu, do biến đổi khí hậu, nghèo đói,… trong khi các Chính phủ châu Âu bị đẩy vào thế bị động, thiếu sự chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó. Chính vì thế, đề xuất của người “thuyền trưởng” này là phải ngăn di cư thông qua đẩy lùi nạn đói nghèo ở châu Phi, với sáng kiến huy động EU rót vốn hỗ trợ lục địa đen, cải thiện các điều kiện sống để người dân nơi ấy từ bỏ ý định tha hương. Dẫu vậy, từ ý tưởng đến hành động còn có “độ trễ” thời gian khá lớn, nên trước mắt bài toán di cư vẫn là nỗi ám ảnh đeo đẳng Italy và các thành viên khác trong khối nước EU mỗi ngày.

Ý tưởng lệnh cấm đi lại của Trump từng vấp phải làn sóng biểu tình khi lần đầu công bố hồi tháng 1. Ảnh Reuters
Ý tưởng lệnh cấm đi lại của Trump từng vấp phải làn sóng biểu tình khi lần đầu công bố hồi tháng 1. Ảnh Reuters

Lệnh cấm đi lại của Mỹ có hiệu lực

Lệnh cấm người di cư và khách du lịch từ 6 nước có đông dân cư theo đạo Hồi của Tổng thống Mỹ Doanald Trump đã chính thức có hiệu lực hôm 29/6, sau khi Tòa án Tối cao nước này ra phán quyết chấp thuận và khép lại cuộc chiến dai dẳng 5 tháng qua với các tổ chức nhân quyền. Lệnh cấm với thời hạn 90 ngày sẽ khiến du khách từ các nước Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen không được đặt chân đến Mỹ, ngoại trừ những người “có thân nhân mật thiết” tại Mỹ.

Chính quyền Trump khẳng định “hàng rào” tạm thời này là việc làm cần thiết để chặn đường tới Mỹ của bọn khủng bố, song những người ủng hộ nhóm người di cư lại cáo buộc rằng động thái này đã kỳ thị người Hồi giáo một cách bất hợp pháp. Các tổ chức vận động cũng cho rằng, nhóm ngoại lệ mà chính quyền đưa ra cũng quá hạn hẹp, loại trừ cả các quan hệ như ông bà, cháu chắt, cô dì chú bác,… mà chỉ bao gồm cha mẹ, vợ chồng, con cái, dâu rể, anh chị em trong gia đình. Và dĩ nhiên, không ít người lại nhấp nhổm lo ngại về nguy cơ gây hỗn loạn khi thực thi lệnh cấm, tương tự như lần đầu công bố ý định này hồi tháng 1. 

Trước những khả năng đó, Bộ An ninh nội địa Mỹ - cơ quan từng vấp phải chỉ trích khi xử lý không tốt các trường hợp nhập cảnh hồi tháng 1, đã lên tiếng cam đoan sẽ triển khai hiệu quả, trơn tru trong lần này, khẳng định bất cứ ai có thị thực hợp lệ trước khi lệnh cấm có hiệu lực vẫn sẽ được phép nhập cảnh, và toàn bộ những người di cư được cấp phép đặt vé trước ngày 6/7 vẫn sẽ được vào Mỹ. 

Tuy nhiên, không ngoài dự liệu, các nhóm vận động quyền cho người nhập cư và phe Dân chủ trong Quốc hội Mỹ tiếp tục gán cho mệnh lệnh của Trump cụm từ “bất hợp pháp”, và kiên quyết nói rằng ngoại lệ theo phán quyết của Tòa tối cao hôm đầu tuần hết sức thiếu công bằng, hợp lý. Nhà lập pháp phe Dân chủ Bennie Thompson đã lên tiếng chỉ trích chính quyền “thiếu chuẩn bị và minh bạch” khi thông qua lệnh cấm. Trong khi đó, Rama Issa, giám đốc điều hành Hiệp hội người Mỹ gốc Arập tại New York nói rằng chính phủ đang định nghĩa lại khái niệm gia đình: “Tôi được ông bà nuôi dưỡng, vì thế suy nghĩ rằng ông bà không phải một phần trong gia đình rất lạ lẫm với tôi”.

Dù vậy, theo giới phân tích, dù dư luận phản ứng ra sao thì với Trump, việc lệnh cấm được thực thi dù có ngoại lệ vẫn sẽ đánh dấu một chiến thắng của ông trên khía cạnh chính trị, sau khi mệnh lệnh của chủ nhân Phòng Bầu dục đã bị tòa chặn lại 2 lần trước với lý do vi phạm sự bảo vệ tôn giáo theo hiến pháp và vượt thẩm quyền tổng thống.

Thu Giang

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.