'Rớt đài' vì bê bối

(Baonghean) - Chỉ trong vỏn vẹn ít ngày mà nhân sự trong bộ máy các quốc gia đã có nhiều biến động đầy bất ngờ. Ngay trước thời điểm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sắp xếp lại nội các, bà Tomomi Inada đã xin thôi chức Bộ trưởng Quốc phòng. Và chỉ 1 ngày sau đó, thế giới lại hay tin vị trí Thủ tướng Pakistan đã không còn thuộc về Nawaz Sharif, dù ông chỉ còn 1 năm nữa là hết nhiệm kỳ. Tất cả đều xuất phát từ những vụ bê bối được phơi bày…

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và bà Tomomi Inada - người vừa từ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Ảnh Reuters
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và bà Tomomi Inada - người vừa từ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Ảnh Reuters

Lời xin lỗi của “bông hồng thép”

Ngày 28/7, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada tuyên bố từ chức vì có động thái giấu giếm liên quan đến các báo cáo của quân đội về các hoạt động gìn giữ hòa bình mà Nhật Bản tiến hành tại Nam Sudan. “Là bộ trưởng quốc phòng tôi cảm thấy có trách nhiệm lớn về việc này. Tôi đã quyết định xin từ chức”, nữ chính khách phát biểu trước báo giới tại Tokyo, và đã được Thủ tướng Shinzo Abe chấp thuận.

Động thái của bà Inada diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Abe chuẩn bị sắp xếp lại nội các, nhưng theo giới quan sát thì việc bà từ chức cũng không có nhiều ảnh hưởng, bởi bản thân bà Inada vốn là người gần như không có kinh nghiệm trong các vấn đề an ninh, nên đã vấp phải vô số chỉ trích kể từ khi được bổ nhiệm hồi năm ngoái. Thời gian gần đây, tỷ lệ ủng hộ của người dân Nhật dành cho vị thủ tướng đang trong nhiệm kỳ thứ 2 có xu hướng giảm mạnh, mà một trong những nguyên do được xác định có liên quan đến bà Inada. Vì thế, có vẻ như ông Abe cũng đang có dự định sẽ thay bộ trưởng quốc phòng vào tuần tới. 

Dù vậy, chuyện trong dự liệu của Abe lại xảy ra trước là vì “giọt nước tràn ly” khi người ta bóc trần bê bối về vấn đề xử lý một bản báo cáo quốc phòng liên quan đến việc chiến đấu tại Nam Sudan - khơi mào không ít tranh cãi bởi Nhật Bản không cho phép các binh lính gìn giữ hòa bình được triển khai tới vùng chiến sự.

Không những thế, bà cũng bị chỉ trích vì có bài phát biểu trong chiến dịch bầu cử hội đồng địa phương Tokyo, “hướng” cử tri ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ tự do cầm quyền. Là người phụ nữ thứ 2 giữ chức bộ trưởng quốc phòng, song Inada lại có vẻ thích “khiêu khích” láng giềng khi thường xuyên ghé thăm ngôi đền Yasukuni - nơi mà Trung Quốc và Hàn Quốc xem là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong quá khứ. Thậm chí, bà từng bị từ chối nhập cảnh Hàn Quốc khi tìm cách tới thăm các đảo gần nhóm đảo tranh chấp giữa các nước…

Tổng hợp những vụ rắc rối trên, không khó hiểu khi biết ông Abe đang cân nhắc bổ nhiệm ai đó khác có kinh nghiệm hơn với chiếc ghế bộ trưởng quốc phòng để thay thế Inada, và những cái tên sáng giá nhất để lấp đầy chỗ khuyết hiện nay là Yasukazu Hamada, Yoshimasa Hayashi, Gen Nakatani và Itsunori Onodera.

Sự ra đi của bà Inada được dư luận biết đến chỉ 1 ngày sau khi một “bóng hồng” khác là Renho - lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập từ chức sau 1 năm nắm giữ cương vị, do lường trước những thất bại trong cuộc bầu cử tại Tokyo, dù rắc rối liên tục bủa vây ông Abe và đảng cầm quyền. Theo Bloomberg, việc bà Renho “đội nón ra đi” dường như là một bước tiến gần hơn tới sự sụp đổ hệ thống lưỡng đảng tại Nhật Bản.

Bất chấp dồn lực theo đuổi các vụ bê bối quanh Abe và nội các của ông trong những tháng qua, nhưng trong chừng mực nào đó chiến lược của đảng Dân chủ đối lập cũng chỉ thành công làm giảm sự ủng hộ của đối thủ, song kéo theo đó bản thân đảng này cũng đánh mất dần lòng tin của cử tri. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, thời cơ đã chín muồi để Abe tổ chức bầu cử sớm, và cơ hội để đảng của ông tiếp tục gọi tên chiến thắng một lần nữa là khá cao.

Người dân ủng hộ các đảng đối lập ăn mừng sau vụ miễn nhiệm ông Nawaz Sharik ở Peshawar, Pakistan. Ảnh AP
Người dân ủng hộ các đảng đối lập ăn mừng sau vụ miễn nhiệm ông Nawaz Sharik ở Peshawar, Pakistan. Ảnh AP

Mất chức vì rò rỉ tài liệu

Việc ông Nawaz Sharif đột ngột bị “hất cẳng” càng “thêm mắm dặm muối” về “lời nguyền” rằng các thủ tướng Pakistan không tại nhiệm trọn nổi một nhiệm kỳ kể từ khi quốc gia này giành độc lập 70 năm trước. Chỉ còn 1 năm tại nhiệm, nhưng ông Nawaz Sharif đã bị “hạ bệ” lần thứ 3. Hôm 28/7, tòa án tối cao đã tước chức vụ của ông, đặt vấn đề các tài sản ở nước ngoài của gia đình Sharif cho các cơ quan chức năng chống tham nhũng. Ông Sharif đã lên tiếng phủ nhận các cáo buộc, nhưng cũng ngay lập tức rời bỏ nhiệm sở, và đảng cầm quyền của ông đang xoay sở tìm ra một người kế nhiệm trong thời gian sớm nhất.

Xét cho cùng, dẫu đây là tình huống đẩy nền chính trị Pakistan vào thế hỗn độn, nhưng lại là một vấn đề mang tính quốc tế cao. Xuất phát điểm của vụ bê bối là những tiết lộ trong hồ sơ Panama - vụ rò rỉ chưa từng có từ một công ty luật nước ngoài - rằng tài sản xa xỉ ở London được mua bán thông qua công ty British Virgin Islands có liên quan đến con cái của ông Sharif. Năm 2008, tức khi còn ở lứa tuổi vị thành niên, con ông Sharif đã vay khoản tiền 7 triệu bảng Anh từ ngân hàng Deutsche chi nhánh Thụy Sỹ để thanh toán cho các căn hộ nói trên.

Phần tài liệu bị phanh phui cho thấy các thành viên trong giới tinh hoa chính trị ở Pakistan cũng như nhiều nước dường như không “chơi theo luật” mà các công dân của họ phải tuân thủ. Thay vào đó, giới siêu giàu từ lâu đã nhận ra rằng họ có thể tối đa hóa và che giấu của cải cùng xuất xứ của những của cải ấy thông qua việc khai thác sự tồn tại của nhiều quy định về quyền hạn.

Đến khi giới phóng viên lưu tâm đến điểm này, báo Đức Süddeutsche Zeitung chia sẻ dữ liệu, ký giả từ khoảng 80 quốc gia cùng vào cuộc tìm hiểu thông tin, thì vụ Hồ sơ Panama chấn động đã khiến Thủ tướng Iceland từ chức trong vỏn vẹn vài ngày. Chưa hết, Thủ tướng Anh David Cameron khi ấy cũng vấp phải sự chỉ trích về các vấn đề thuế của gia đình, còn Malta vẫn đang xoay sở với rắc rối chính trị, và giờ đây lại thêm ông Sharif ra đi.

Có thể thấy rõ những tác động to lớn của “quả bom” thông tin từng rung chuyển thế giới hồi năm ngoái, và cũng không loại trừ khả năng thời gian tới sẽ tiếp tục có thêm những cơn “dư chấn” khác, những vụ việc mới bị vạch trần, chính khách “ngã ngựa”, nhất là khi các chính phủ đang truy lần dấu vết hàng tỷ USD trốn thuế hoặc các tài sản khác, và ủy ban châu Âu đã ra đề xuất “mạnh tay” hơn với những vụ trốn thuế ở nước ngoài./.

Thu Giang

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.