​Saudi Arabia tuyên bố tiếp tục trừng phạt Qatar

Các lệnh trừng phạt với Qatar sẽ tiếp tục được thực thi sau khi quốc gia nhỏ bé này bác bỏ bản yêu sách 13 điều của 4 quốc gia vùng Vịnh.

​Saudi Arabia tuyên bố tiếp tục trừng phạt Qatar
Ngoại trưởng 4 nước vùng Vịnh họp tại Cairo - Ảnh: Reuters

Theo đài BBC, ngoại trưởng 4 nước Ả rập gồm Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã nhóm họp tại Cairo (Ai Cập) để bàn về vấn đề Qatar. Họ "lấy làm tiếc" trước phản ứng "tiêu cực" của Qatar với bản yêu sách đã nêu.

Các ngoại trưởng cho rằng Qatar đã "không hiểu hết tính chất nghiêm trọng của tình hình".

Ngoại trưởng Saudi Arabia, ông Adel bin Ahmed al-Jubeir, tuyên bố các nước sẽ tiếp tục có thêm những bước hành động khác để trừng phạt Qatar vào thời điểm thích hợp, và sẽ vẫn tuân thủ luật pháp quốc tế.

Ông khẳng định: "Những gì chúng tôi đang làm không phải vì muốn làm hại Qatar, mà là chúng tôi đang giúp Qatar".

Cuộc họp giữa các ngoại trưởng 4 nước vùng Vịnh diễn ra sau khi Qatar vẫn tỏ ra "cứng đầu" trước các láng giềng.

Ngay trước khi các ngoại trưởng vùng Vịnh ra tuyên bố chung sau cuộc họp, từ London (Anh), ngoại trưởng Qatar, ông Mohammed bin Abdulrahman al-Thani cho rằng việc các nước cắt quan hệ ngoại giao với nước ông là "sự phong tỏa mà rõ ràng là sự công kích và xúc phạm".

Ông nói thêm: "Câu trả lời cho vấn đề bất đồng của chúng tôi là không cấm vận và không tối hậu thư, cần đối thoại và có sự hợp lý".

Qatar là quốc gia lệ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu cho các mặt hàng thuộc loại nhu yếu phẩm. Tuy nhiên hiện tại đường biên giới trên bộ duy nhất của họ đã bị chặn, lương thực đều phải chu cấp theo đường biển hoặc đường không.

Dù vậy ông al-Thani vẫn khẳng định nước ông vẫn sẽ duy trì ổn định "vô thời hạn".

Có thể thấy mặc dù cánh cửa cho các cuộc thương lượng giữa Qatar và 4 nước láng giềng vẫn chưa hoàn toàn đóng chặt, nhưng lối vào cánh cửa ấy hiện tại có vẻ vẫn còn khá gập ghềnh.

Sẽ còn 3 khả năng tiếp theo trong tình huống này:

1, Các nước gỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Qatar: Đây sẽ là sự xuống nước quá lớn và khó xảy ra ngay lúc này. Vả lại các ngoại trưởng Ả rập cũng đã nói là họ sẽ tiếp tục thực thi các lệnh trừng phạt.

2, Tăng thêm trừng phạt: Khả năng này rất có thể sẽ xảy ra dù chỉ để nhằm cứu vãn danh dự cho 4 nước. Theo đó chúng có thể bao gồm thêm các lệnh trừng phạt về tài chính nhằm gây khó dễ cho dòng tiền của Qatar.

Một lựa chọn trừng phạt quân sự cũng có thể là một giải pháp tệ hại cuối cùng được tính tới. Tuy nhiên một khả năng khác đáng lo ngại hơn đã được một phát ngôn viên của UAE hé lộ: buộc các nước khác phải lựa chọn giữa việc làm ăn với nhóm 4 nước do Saudi Arabia dẫn đầu hay với Qatar.

3, Không làm gì cả, tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt đã có: Mặc dù vấn đề này gây thiệt hại nặng nề nhất với Qatar nói riêng và với cả khu vực vùng Vịnh nói chung, tuy nhiên ít nhất nó cũng tạo ra một khoảng thời gian tạm lắng những căng thẳng đối đầu để hai phía có thể thu xếp một thỏa hiệp được cho là ổn nhất giữa họ.

Theo tuoitre.vn

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.