Thổ Nhĩ Kỳ hiện diện trên 'bàn cờ lớn' vùng Vịnh

(Baonghean) - Nối tiếp các hoạt động 'ngoại giao con thoi' của Đức, Anh, Pháp, Mỹ tới vùng Vịnh, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang có chuyến thăm 3 nước trong khu vực gồm Qatar, Saudi Arab và Kuwait nhằm lắng nghe ý kiến của các bên trong nỗ lực tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa các nước Arab vùng Vịnh và Qatar.

Giới quan sát cho rằng, dù thành công hay không, động thái ngoại giao mới này cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ muốn “thể hiện” trên “bàn cờ lớn” ở vùng Vịnh nhằm gia tăng ảnh hưởng chính trị, kinh tế của mình đối với cả Trung Đông. 

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan (trái) gặp  quốc vương Kuwait Sheikh Sabah Al Ahmad Al Jaber Al Sabah tại Kuwait hôm 23/7. 	Ảnh TRT
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan (trái) gặp quốc vương Kuwait Sheikh Sabah Al Ahmad Al Jaber Al Sabah tại Kuwait hôm 23/7. Ảnh TRT

Thay đổi cách tiếp cận

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là chính khách nước ngoài thứ 5 tới vùng Vịnh để giúp giải quyết cuộc khủng khoảng giữa các nước Arab với Qatar, sau các nhà ngoại giao của Anh, Pháp, Đức và Mỹ.

Chuyến thăm được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm với kỳ vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có một vai trò đặc biệt, giúp giải quyết tình trạng căng thẳng hiện nay.

Với vai trò là một thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang có quan hệ chặt chẽ với các quốc gia tại vùng Vịnh, đặc biệt là mối quan hệ đồng minh thân thiết với Qatar và “tình bạn” với Iran. 

Ngay từ khi cuộc khủng hoảng ở vùng Vịnh bắt đầu bùng phát, Thổ Nhĩ Kỳ đã lựa chọn chỗ đứng cho mình trong cuộc khủng hoảng ngoại giao này, đó là đứng về phía Qatar.

Về mặt ngoại giao, ngay từ đầu, chính quyền Ankara đã lên tiếng phản đối việc các nước Arab láng giềng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.

Về kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức cung cấp cho Qatar thực phẩm và nước cho Doha sau khi Saudi Arabia tăng cường nỗ lực cô lập Qatar qua việc đóng cửa biên giới và hoãn các chuyến bay.

Về quân sự, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/6 đã khẩn cấp thông qua dự luật cho phép quân đội nước này đến một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar.

Hơn 1 tháng rưỡi đã trôi qua, song song với những nỗ lực ủng hộ hết mình cho đồng minh Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ cũng dần chuyển hướng tiếp cận vấn đề khi đề xuất làm trung gian hòa giải cho các bên. Chuyến thăm 3 nước vùng Vịnh lần này của Thủ tướng Erdogan đã thể hiện điều đó.

Quan điểm của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là việc kéo dài cuộc khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh sẽ chẳng mang lại lợi ích cho bất kỳ ai. Ông chỉ trích “kẻ thù” đang tìm cách “thổi bùng căng thẳng giữa các quốc gia anh em” tại vùng Vịnh.

Trong động thái ngoại giao mới nhất này, Tổng thống Erdogan xác định lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ là đứng về phía “hòa bình, ổn định, thống nhất và đối thoại” trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh.

Tổng thống Erdogan tuyên bố ủng hộ các nỗ lực trung gian hòa giải của Kuwait, đồng thời thừa nhận vai trò quan trọng của Saudi Arab trong giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay giữa 4 nước vùng Vịnh với Qatar.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng không quên đề xuất “làm mọi cách tốt nhất” để giải quyết vấn đề giữa “những người anh em ở khu vực vùng Vịnh”.

Tổng thống Tayyip Erdogan phát biểu trước quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ hôm 13/6/2017, tái lập trường ủng hộ Qatar. 	Ảnh AP
Tổng thống Tayyip Erdogan phát biểu trước quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ hôm 13/6/2017, tái lập trường ủng hộ Qatar. Ảnh AP

Cơ hội gia tăng tầm ảnh hưởng

Sự thay đổi trong cách tiếp cận và lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh, từ chỗ hoàn toàn ủng hộ Qatar cho tới ủng hộ đối thoại các bên không hoàn toàn khó hiểu bởi những lý do sau: 

Thứ nhất, căng thẳng hiện nay ở Vùng Vịnh đang có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ và lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực. Một trong những yêu cầu của các nước Arab đối với Qatar là việc buộc Doha  đóng cửa căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tại nước này.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã nói rằng yêu cầu của các quốc gia vùng Vịnh là sự can thiệp vào quan hệ song phương của Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar – “hai quốc gia có quyền của mình trong việc lựa chọn đối tác, kết bạn và lập liên minh”. Rõ ràng, nếu mọi việc tiếp diễn căng thẳng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn toàn bất lợi trong việc hiện diện ở vị thế chiến lược ở khu vực. 

Thứ hai, trong bối cảnh quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Liên minh châu Âu và Mỹ đang trải qua giai đoạn tồn tại nhiều bất đồng, Ankara cũng phải dè chừng trước nguy cơ tác động tiêu cực tới quan hệ với nước lớn trong khu vực, là Saudi Arabia.

Vì thế, chuyến thăm 3 nước vùng Vịnh lần này của ông Erdogan không chỉ “thăm dò” quan điểm của Saudi Arabia về khủng hoảng vùng Vịnh mà còn xoa dịu quốc gia dẫn đầu trong nhóm các nước cô lập Qatar nhằm tránh những đối đầu song phương. 

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn xây dựng hình ảnh và vai trò của mình thông qua việc tiếp cận với tất cả các bên ở vùng Vịnh. Theo các nhà quan sát, mất cân bằng quyền lực là điều vẫn đang diễn ra ở Trung Đông tất cả đang cố gắng thể hiện tầm ảnh hưởng của mình trong một cuộc cạnh tranh công khai và đối đầu.

Trong bối cảnh như vậy, với một quốc gia được xem là nổi bật trong thế giới Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn không muốn “đứng ngoài cuộc” và chỉ nhìn “bàn cờ” chính trị ở Vùng Vịnh xoay chuyển. So với Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lợi thế hơn nếu muốn đi xa hơn trong việc làm trung gian hòa giải trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh lần này bởi sự liên hệ của Ankara với tất cả các bên.

Một khi tìm ra hướng giải quyết thích hợp cho thế căng thẳng hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chứng minh được vai trò lớn hơn ở khu vực. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, Tổng thống Erdogan sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đảm bảo một bước đột phá khi giải quyết cuộc khủng hoảng này so với các đồng minh khác trong NATO.

Dù vậy, với những bước đi ngoại giao mới nhất, có thể thấy, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng thể hiện vai trò của mình trên “bàn cờ lớn” ở vùng Vịnh. Sứ mệnh làm trung gian có thành công hay không còn phụ thuộc vào thiện chí và nhượng bộ của các bên. 

Thanh Huyền

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.