6 ứng viên cho danh hiệu quân đội mạnh nhất trong khối ASEAN

(Baonghean.vn) - Có tới 6 ứng viên cho danh hiệu quân đội mạnh nhất trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, theo trang web '21stcenturyasianarmsrace'. 

1. Indonesia

Không có gì ngạc nhiên khi Indonesia sở hữu quân đội lớn nhất trong khu vực. Ước tính nước này có 476.000 quân nhân, riêng lục quân có 300.000 lính.Lục quân Indonesia có xe tăng Leopard 2 và xe chiến đấu bộ binh BMP-3. Tuy nhiên không quân Indonesia lại khá khiêm tốn, chỉ có vài phi đoàn F-16 và Sukhoi do Nga  sản xuất. Bù lại, Indonesia có một lực lượng hải quân lớn  trang bị nhiều tàu hộ vệ và tàu tên lửa thích hợp cho tuần tra hải phận. Hải quân Indonesia đã sẵn sàng xây dựng lại lực lượng tàu ngầm của họ.

Không có gì ngạc nhiên khi Indonesia sở hữu quân đội lớn nhất trong khu vực. Ước tính nước này có 476.000 quân nhân, riêng lục quân có 300.000 lính.Lục quân Indonesia có xe tăng Leopard 2 và xe chiến đấu bộ binh BMP-3. Tuy nhiên không quân Indonesia lại khá khiêm tốn, chỉ có vài phi đoàn F-16 và Sukhoi do Nga  sản xuất. Bù lại, Indonesia có một lực lượng hải quân lớn  trang bị nhiều tàu hộ vệ và tàu tên lửa thích hợp cho tuần tra hải phận. Hải quân Indonesia đã sẵn sàng xây dựng lại lực lượng tàu ngầm của họ.

 2. Malaysia

Lực lượng vũ trang Malaysia có tổng số 110.000 quân. Lực lượng dự bị là khoảng 300.000 người. Không quân và hải quân của Malaysia được trang bị tốt. Không quân nước này sử dụng vài chục chiến đấu cơ, gồm Hawk, F-5 Tiger, F/A-18D, và Su-30. Phi đoàn MiG-29 của nước này đã có lịch trình nghỉ hưu sớm. Malaysia sở hữu một nền công nghiệp quốc phòng phát triển và được tiếp cận với nhiều nguồn cung cấp nước ngoài. Khối hàng không vũ trụ là một điểm sáng trong nền kinh tế quốc dân Malaysia. Khu vực này có vô số hãng chuyên về bảo dưỡng và sửa chữa cả máy bay dân sự và quân sự.
Lực lượng vũ trang Malaysia có tổng số 110.000 quân. Lực lượng dự bị là khoảng 300.000 người. Không quân và hải quân của Malaysia được trang bị tốt. Không quân nước này sử dụng vài chục chiến đấu cơ, gồm Hawk, F-5 Tiger, F/A-18D, và Su-30. Phi đoàn MiG-29 của nước này đã có lịch trình nghỉ hưu sớm. Malaysia sở hữu một nền công nghiệp quốc phòng phát triển và được tiếp cận với nhiều nguồn cung cấp nước ngoài. Khối hàng không vũ trụ là một điểm sáng trong nền kinh tế quốc dân Malaysia. Khu vực này có vô số hãng chuyên về bảo dưỡng và sửa chữa cả máy bay dân sự và quân sự.
3. Myanmar
Số lượng quân nhân Myanmar ước chừng dao động trong khoảng từ 250.000 tới 400.000. Ngân sách quốc phòng hàng năm của nước này ở mức 3 tỷ USD vào năm 2017.  Ngành công nghiệp vũ khí Myanmar có từ thập niên 1960. Nhưng mãi đến thập niên 1990 thì họ mới được Israel và Singapore giúp xây dựng cơ sở sản xuất vũ khí loại nhỏ và đạn dược.  Các nhà cung cấp vũ khí chính cho Myanmar là Trung Quốc, Nga và Ukraine. Không quân Myanmar phụ thuộc gần như hoàn toàn vào máy bay Trung Quốc.
Số lượng quân nhân Myanmar ước chừng dao động trong khoảng từ 250.000 tới 400.000. Ngân sách quốc phòng hàng năm của nước này ở mức 3 tỷ USD vào năm 2017. Ngành công nghiệp vũ khí Myanmar có từ thập niên 1960. Nhưng mãi đến thập niên 1990 thì họ mới được Israel và Singapore giúp xây dựng cơ sở sản xuất vũ khí loại nhỏ và đạn dược. Các nhà cung cấp vũ khí chính cho Myanmar là Trung Quốc, Nga và Ukraine. Không quân Myanmar phụ thuộc gần như hoàn toàn vào máy bay Trung Quốc.

4. Singapore

Quân đội Singapore (SAF) trên giấy tờ chỉ có 75.000 quân nhưng nó có thể tổng động viên tới gần 1 triệu công dân nếu xảy ra tình huống khủng hoảng nghiêm trọng.  GDP của Singapore dao động quanh mức 300 tỷ USD. Ngân sách quốc phòng nước này lên tới 10 tỷ USD vào năm 2017.  Mỗi quân chủng của quân đội Singapore đều được trang bị tối tân. Lục quân có tới vài trăm xe thiết giáp, bao gồm 196 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2SG đã được nâng cấp. Không quân sở hữu các máy bay 62 F-16C/D và 40 F-15SG. Hải quân có khả năng giao chiến ở vùng biển nước sâu nhờ vào các tàu hộ vệ tàng hình của Pháp và tàu ngầm lớp Archer của Thụy Điển.
Quân đội Singapore (SAF) trên giấy tờ chỉ có 75.000 quân nhưng nó có thể tổng động viên tới gần 1 triệu công dân nếu xảy ra tình huống khủng hoảng nghiêm trọng. GDP của Singapore dao động quanh mức 300 tỷ USD. Ngân sách quốc phòng nước này lên tới 10 tỷ USD vào năm 2017. Mỗi quân chủng của quân đội Singapore đều được trang bị tối tân. Lục quân có tới vài trăm xe thiết giáp, bao gồm 196 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2SG đã được nâng cấp. Không quân sở hữu các máy bay 62 F-16C/D và 40 F-15SG. Hải quân có khả năng giao chiến ở vùng biển nước sâu nhờ vào các tàu hộ vệ tàng hình của Pháp và tàu ngầm lớp Archer của Thụy Điển.

5. Thái Lan

Chế độ quân chủ Thái Lan khá ưu ái lực lượng vũ trang, với quân số ước tính là 310.000 người, trong đó có 190.000 binh sĩ bên lục quân. Ngân sách quốc phòng của Thái Lan trong năm 2017 ở mức khá cao, tới 6,1 tỷ USD.
Chế độ quân chủ Thái Lan khá ưu ái lực lượng vũ trang, với quân số ước tính là 310.000 người, trong đó có 190.000 binh sĩ bên lục quân. Ngân sách quốc phòng của Thái Lan trong năm 2017 ở mức khá cao, tới 6,1 tỷ USD. Hải quân Thái Lan có một tàu sân bay (mang tính biểu tượng vì không dùng được), cùng với hàng chục tàu tuần tra loại nhỏ. Không quân Thái Lan ưa thích các máy bay chiến đấu một động cơ như là F-16C/D và JAS 39 Gripen.

6. Việt Nam

Việt Nam có một lực lượng quân đội chính quy đông đảo. Lực lượng dự bị cũng rất lớn.
Việt Nam có một lực lượng quân đội chính quy đông đảo. Lực lượng dự bị cũng rất lớn.Lục quân Việt Nam sở hữu đội hình thiết giáp lớn nhất ở ASEAN, chủ yếu gồm xe tăng hạng trung T-54/55 và các xe lội nước hạng nhẹ.Việt Nam cũng có rất nhiều cỗ pháo. Hai yếu tố này tạo lợi thế cho Việt Nam. Ngày nay Quân đội Nhân dân Việt Nam đã triển khai nhiều loại vũ khí tân tiến nhập từ Nga và Israel, bao gồm hệ thống phòng không S-300, tàu tuần tra tên lửa và tàu hộ vệ, cùng 6 tàu ngầm lớp Kilo. Không quân Việt Nam có các phi đoàn SU-30 hiện đại giúp bảo vệ không phận trước một số cường quốc quân sự.../
Kim Ngọc
(Tổng hợp)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.