Bầu cử Đức: Thủ tướng Merkel tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, khi chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử quốc hội liên bang Đức, không khí chuẩn bị cho sự kiện này đã bắt đầu nhộn nhịp hơn.

Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc họp báo ở Annaberg-Buchholz, Đức, ngày 17/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc họp báo ở Annaberg-Buchholz, Đức, ngày 17/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trên nhiều tuyến đường ở thủ đô Berlin, người dân có thể nhìn thấy rất nhiều băng rôn và hình ảnh kèm khẩu hiệu tràn ngập màu sắc của ứng cử viên các đảng phái tham gia tranh cử, trong đó nổi bật là đương kim Thủ tướng Angela Merkel, đại diện cho Liên minh Dân chủ/ Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU), người hiện giữ vị trí đứng đầu trong các cuộc thăm dò dư luận. 

Với khẩu hiệu đơn giản và đầy ý nghĩa : "Nước Đức, nơi mang đến cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp," cho đến thời điểm này, Thủ tướng Merkel và Liên minh CDU/CSU của bà vẫn tiếp tục duy trì những lợi thế đáng kể so với các ứng cử viên khác trong các cuộc thăm dò dư luận. 

Theo kết quả thăm dò mới nhất do Viện Forsa thực hiện cho tạp chí Stern (Ngôi sao) và kênh truyền hình RTL, Liên minh CDU/CSU nhận được 39% sự ủng hộ của các cử tri, giảm 1% so với kết quả thăm dò trước đó. 

Tuy nhiên, Liên đảng CDU/CSU vẫn đang bỏ xa đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) của ứng viên Martin Schulz​ khi đảng này chỉ nhận được 23% tỷ lệ ủng hộ. 

Bên cạnh đó, sau 3 nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước, bà Merkel vẫn nhận được sự ủng hộ của hơn 50% cử tri Đức. 

Với những điều chỉnh các chính sách hợp lý của mình, bà Merkel đang được giới phân tích nhận định là ứng cử viên sáng giá nhất và gần như nắm chắc trong tay nhiệm kỳ Thủ tướng lần thứ 4 với những đánh giá tích cực về khả năng điều hành đất nước. 

Trong khi đó, kể từ khi chính thức trở thành người lãnh đạo đảng SPD hồi tháng 3 vừa qua, ông Schulz phải hứng chịu nhiều thất bại liên tiếp trong các cuộc bầu cử tại các bang, kéo theo những hoài nghi về khả năng giành thắng lợi trước bà Merkel trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 24/9 tới. 

Ngoài 2 chính đảng trên, kết quả thăm dò cũng cho thấy tỷ lệ ủng hộ đảng Cánh tả (Linke) vẫn tiếp tục giữ ở mức 9%, đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh bảo vệ môi trường đều ở mức 8%, trong khi tỷ lệ ủng hộ đảng cánh hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) đã tăng 1% so với các cuộc thăm dò trước đó, đạt mức 8%. 

Giới phân tích cho rằng một liên minh giữa CDU/CSU và SPD, hay CDU/CSU và FDP hoặc đảng Xanh nhiều khả năng sẽ thành lập chính phủ mới vào mùa ​Thu. 

Tuy nhiên, kết quả cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9 tới đây sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng từ hành động can thiệp đến chiến dịch bầu cử tại Đức của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan hôm 18/8 vừa qua. 

Trong tuyên bố của mình, ông Erdogan đã gọi CDU, SPD và đảng Xanh (Green) là "kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ." 

Ông Erdogan thậm chí còn kêu gọi khoảng một triệu người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ không bỏ phiếu cho các đảng này trong cuộc tổng tuyển cử ngày 24/9 tới. 

Theo hệ thống bầu cử phức tạp của Đức, cử tri bỏ phiếu bầu cho các đảng chứ không bầu trực tiếp thủ tướng. 

Người giữ chức thủ tướng thường là ứng cử viên hàng đầu của đảng giành được nhiều phiếu nhất và phải được sự phê chuẩn của các nghị sĩ quốc hội mới được bầu thông qua một cuộc bỏ phiếu kín./.

Theo VietNam +

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.