Trung Quốc sắm vai gì trong khủng hoảng Triều Tiên?

(Baonghean) - Mỗi lần tình hình trên Bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng, các quốc gia lại lên tiếng kêu gọi Trung Quốc đứng ra làm trung gian hòa giải, thậm chí cho rằng Bắc Kinh nên gây sức ép lên người láng giềng của họ. Thế nhưng, trong vấn đề này Trung Quốc lại tỏ ra có chính kiến riêng.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc biểu quyết thông qua các lệnh trừng phạt mới chống Triều Tiên hôm 5-8. Ảnh AP
Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc biểu quyết thông qua các lệnh trừng phạt mới chống Triều Tiên hôm 5-8. Ảnh AP

Trừng phạt không hiệu quả

Như đã thành thông lệ, khi đề cập đến những màn đe dọa qua lại đầy kịch tính giữa Bình Nhưỡng và Washington mới đây, Bắc Kinh vẫn trung trinh với nhận xét: Khủng hoảng liên quan đến Triều Tiên “phức tạp và căng thẳng”.

Trung Quốc đang kêu gọi tất cả các bên hữu quan kiềm chế, tránh “cả giận mất khôn”. Theo họ, cả 2 bên trong cuộc xung đột - tức Triều Tiên và Mỹ - đều nên tránh đưa ra bình luận và hành động có thể khiến tình hình vượt tầm kiểm soát. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao tại Bắc Kinh nêu rõ quan điểm rằng chính phủ của 2 quốc gia này nên tập trung sức lực để củng cố khả năng tìm ra một giải pháp ngoại giao.

Ai cũng biết rằng bằng bất cứ giá nào, Bắc Kinh không muốn xảy ra leo thang quân sự hay thậm chí là thay đổi chế độ tại Triều Tiên. Theo DW, nếu chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sụp đổ, Trung Quốc sẽ phải đối diện với dòng người di cư ồ ạt đổ về từ nước láng giềng của mình.

Hơn thế, Trung Quốc cũng sẽ mất đi vùng đệm phía Bắc, hay nói cách khác Mỹ và đồng minh Hàn Quốc sẽ có khả năng đứng ngay trước cửa ngõ của họ. Vì thế, không có gì khó hiểu khi Trung Quốc thiết tha muốn 2 phe đối đầu trở lại bàn đàm phán.

Để làm được điều này, Bắc Kinh cho rằng, Mỹ và Hàn Quốc nên ngừng tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung trong khu vực, và Triều Tiên nên đóng băng chương trình hạt nhân của mình; tuy nhiên, cả Washington lẫn Bình Nhưỡng đều đã quay lưng với những lời đề xuất này.

Thực ra, cuộc xung đột tốn không ít giấy mực này vốn “thâm căn cố đế”. Từ khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên vào tháng 10/2006, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đã ban hành, tăng cường và mở rộng các đòn trừng phạt chống Bình Nhưỡng 8 lần.

Cho đến nay, những chế tài này gần như không phát huy tác dụng trong việc ngăn Triều Tiên thúc đẩy các chương trình hạt nhân và tên lửa.

Một bài xã luận trên tờ báo tiếng Anh “Thời báo Hoàn cầu” của Trung Quốc có đoạn: “Các lệnh trừng phạt từ bên ngoài sẽ chỉ trì hoãn việc Triều Tiên phát triển các vũ khí hạt nhân và tên lửa, nhưng không thể phá vỡ quyết tâm của Bình Nhưỡng là kiên trì với con đường đó”.

Bài viết cũng cho rằng, nhiều năm qua Mỹ đã cố gán trách nhiệm lên Trung Quốc về cuộc xung đột đang diễn ra: “Mỹ muốn Trung Quốc đóng vai trò lãnh đạo trong việc trừng phạt Bình Nhưỡng để họ có thể thu lợi. Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc chỉ cần đứng cạnh nhìn Trung Quốc và Triều Tiên đối đầu nhau. Bằng cách chuyển trách nhiệm sang cho Trung Quốc, Mỹ cũng có thể che đậy sự bất lực của họ trong giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên”.

Câu hỏi để ngỏ

Zhang Liangui - giáo sư nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Trường Đảng Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh, người theo dõi cuộc xung đột tại Triều Tiên suốt những năm qua nhận định: “Ban lãnh đạo của Bình Nhưỡng tin rằng sau 5 vụ thử hạt nhân và 2 vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa, giờ đây họ đã sở hữu khả năng đe dọa trực tiếp an ninh của Mỹ. Họ có thể cho rằng Washington đang lúng túng và giờ đây họ có thể bước vào cuộc xung đột trực diện với Mỹ”.

Nhưng ông Zhang tin rằng đó là sai lầm, khẳng định Triều Tiên đang tự đánh giá quá cao khả năng của mình, lập luận: “Và điều đó hết sức nguy hiểm. Giọng điệu cứng rắn hơn bao giờ hết đang khiến việc tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng cho cuộc xung đột trở nên hoàn toàn cấp bách. Triều Tiên hiện đã vượt ranh giới đỏ của Washington”.

Thông qua việc công khai tuyên bố khả năng tấn công Guam (một phần lãnh thổ Mỹ), Bình Nhưỡng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Mỹ, và điều đó càng khiến tình trạng leo thang căng thẳng tăng cao. Ông Zhang giải thích: “Washington hoàn toàn có khả năng mất đi sự kiên nhẫn cần thiết để tìm ra một giải pháp hòa bình”.

Vị giáo sư này nêu nhận định: “Là láng giềng sát vách, Trung Quốc sẽ không cho phép Mỹ và Triều Tiên bắt đầu tấn công nhau bằng vũ khí hạt nhân ngay sân trước của mình”, nói thêm rằng an ninh là ưu tiên trước hết của ban lãnh đạo Trung Quốc, và Bắc Kinh sợ rằng một cuộc xung đột quân sự có thể dẫn đến hậu quả là hầu hết lãnh thổ của nước này sẽ bị nhiễm phóng xạ hạt nhân.

Tất cả các bên liên quan phải nhận thức rằng Triều Tiên sẽ thẳng thừng từ chối đề nghị từ bỏ chương trình hạt nhân, và những bên khác phải chấp nhận thực tế ấy. “Triều Tiên đã đóng sầm cánh cửa từ rất lâu. Xác suất thành công thuyết phục họ đổi ý gần như bằng không”. 

Triều Tiên đã thử 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa hồi tháng 7. Ảnh KCNA
Triều Tiên đã thử 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa hồi tháng 7. Ảnh KCNA

“Vai” hòa giải viên của Trung Quốc

Nhìn chung, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên thường dao động giữa các giai đoạn xoa dịu và hết sức căng thẳng trong nhiều thập niên qua. Và cùng với đó, những lời kêu gọi Trung Quốc can thiệp cũng được đưa ra đều đặn.

Đến nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, và trong quá khứ thường đứng ra bảo vệ Bình Nhưỡng - chẳng hạn như thể hiện ở việc thường xuyên chặn các đòn trừng phạt của Liên Hợp quốc. 

Theo “truyền thống”, Bắc Kinh thường hạ thấp vai trò của mình trong cuộc xung đột. Bài viết trên Thời báo Hoàn cầu cũng đề cập tới chủ đề này: “Kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc bắt đầu áp đặt đòn trừng phạt lên Triều Tiên năm 2006, Trung Quốc đã phải trả cái giá cao nhất về kinh tế và ngoại giao. Quan hệ Trung-Triều đã bắt đầu nguội lạnh vào thời điểm ấy. 6 năm rồi lãnh đạo cấp cao của 2 nước không thăm viếng nhau”.

Nói cách khác, tuyên bố này đồng nghĩa với khẳng định: Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc cũng có giới hạn mà thôi. Và trong khi ít có khả năng Bình Nhưỡng và Bắc Kinh tiến hành trao đổi kín sau những cánh cửa khép chặt, thì khó có thể phỏng đoán động thái của Trung Quốc trong thời gian tới nhằm tháo ngòi nổ hiện nay trên bán đảo. Việc Bắc Kinh sẽ sắm vai trung gian điều đình ra sao, tất cả còn phải chờ đợi động thái từ đội ngũ ra quyết sách của họ.

Thu Giang

(Theo DW)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...