Bà Merkel tiến gần hơn đến nhiệm kỳ Thủ tướng thứ tư liên tiếp

Tối 11/9 theo giờ địa phương, bà Angela Merkel - ứng viên Thủ tướng Đức nhiệm kỳ tới, đã có cuộc trả lời chất vấn trên truyền hình trước 150 người đại diện cho khoảng 60 triệu cử tri Đức tham gia bỏ phiếu bầu Quốc hội Liên bang vào ngày 24/9 tới.

Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Thực chất, đây là chương trình truyền hình có tên Wahlarena (Sân khấu bầu cử) của kênh ARD, một phiên bản "Đức hóa" của các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa các ứng viên trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Với thời lượng 75 phút, bà Merkel, ứng cử viên của đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đã trả lời rất nhiều câu hỏi chất vấn. Các vấn đề được đề cập khá đa dạng, từ lương hưu, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người tàn tật, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, người tị nạn, phân biệt chủng tộc, vụ bê bối khí thải xe động cơ diesel, quân đội Đức hay quan hệ căng thẳng giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù có nhiều sự khác biệt về nội dung so với cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình hôm 3/9 với ứng viên Thủ tướng của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Martin Schulz song cũng như lần trước, bà Merkel gần như không đưa ra các ý tưởng thực sự mới, mang tính đột phá.

Ưu tiên của đương kim Thủ tướng Đức vẫn là tiếp tục thực hiện tốt những gì mà bà đã theo đuổi suốt 12 năm qua, với ba nhiệm kỳ đứng đầu chính phủ.

Chính sách kinh tế là điểm mạnh nhất của Thủ tướng Angela Merkel. Bất chấp việc thế giới trải qua rất nhiều biến động và khủng hoảng, kinh tế Đức vẫn tăng trưởng ấn tượng. Năm ngoái, thặng dư thương mại của Đức đạt mức cao kỷ lục và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất kể từ thời điểm nước Đức thống nhất. Nhờ kinh tế phát triển, nước Đức có điều kiện giải quyết tốt phúc lợi xã hội, nâng cao mức sống cho đa số người dân. Ngay cả việc tiếp nhận hơn một triệu người tị nạn trong hai năm qua, đi kèm là giải quyết nhà ở, sinh hoạt hàng ngày, giáo dục, y tế, việc làm... đó cũng không phải là vấn đề lớn đối với nước Đức.

Khi mà mọi thứ đều đang tốt đẹp, người dân Đức có vẻ cũng không muốn sự thay đổi sau cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang sắp tới. Nắm bắt được tâm lý đó, bà Merkel nhấn mạnh rằng cử tri Đức hãy tiếp tục tin tưởng và dành sự ủng hộ cho bà, cũng như liên đảng CDU/CSU, để nước Đức luôn mang đến một cuộc sống tốt đẹp cho tất cả người dân Đức như họ đang được tận hưởng.

Dự kiến, ngày 17/9, ông Martin Schulz - đối thủ của bà Merkel trong cuộc đua vào ghế Thủ tướng, sẽ tham gia Wahlarena để trả lời chất vấn của các cử tri. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây tại Đức đều cho thấy, tỷ lệ ủng hộ CDU/CSU đang vượt xa so với SPD, cũng như bà Merkel đang dẫn với khoảng cách lớn so với ông Schulz. Điều này đồng nghĩa với việc bà Merkel đang tiến rất gần đến nhiệm kỳ Thủ tướng Đức thứ tư liên tiếp./.

Theo Vietnamplus

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.