Nga thấm đòn vì giúp Trung Quốc phát triển vũ khí

Những vụ bán vũ khí thất bại, những vũ khí bị Trung Quốc sao chép đã khiến Nga thấm đòn vì chương trình hợp tác phát triển vũ khí của mình. 

Theo số liệu thống kê được tờ Kommersant công bố cho thấy, 70% mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất được sao chép từ Nga, đây là kết luận về chương trình phát triển vũ khí gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc.

Nga tham don vi giup Trung Quoc phat trien vu khi 
Tăng Type 96 của Trung Quốc.

Những sản phẩm đình đám mà Trung Quốc sao chép từ Nga tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt giữa 2 nước về quyền sở hữu trí tuệ khiến Nga phải nhận trái đắng.

Và tiêm kích J-11B chính là sản phẩm sao chép gây nhiều tranh cãi nhất giữa Nga - Trung sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11.

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành chưa được 100 chiếc trong số lượng thỏa thuận 200 chiếc giữa đôi bên, Trung Quốc đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và sao chép thành J-11B.

Việc "chế biến" thành công Su-27 thành J-11 B đã tạo nhiều tiền đề cho Trung Quốc tiếp tục phát triển ngành công nghiệp quốc phòng gây tranh cãi. Trung Quốc đã mua được từ Nga 76 chiếc tiêm kích Su-30MKK và 24 chiếc Su-30MK2. Sau đó, Trung Quốc đã tạo phiên bản song sinh của tiêm kích này thành J-16.

Đến tháng 6/2012, mẫu tiêm kích J-16 xuất hiện bên ngoài nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương không nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích quân sự thế giới. Thật khó để phân biệt sự khác nhau giữa Su-30MKK của Nga và J-16 của Trung Quốc.

Bản sao tiếp theo khiến Nga nhận trái đắng là hệ thống phòng không tầm xa HQ-9. Ban đầu, hệ thống tên lửa phòng không này được phát triển dựa trên tên lửa phòng không Patriot của Mỹ mà Trung Quốc tìm hiểu được từ một bên thứ 3 bí mật. Tuy nhiên, tính năng của hệ thống này khá hạn chế và không đáp ứng được các tiêu chuẩn của tên lửa phòng không hiện đại.

Đến những năm 1990, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận mua 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU1. Đây là hệ thống tên lửa phòng không được đánh giá hàng đầu thế giới hiện nay. Ngay lập tức các kỹ sư Trung Quốc đã mổ xẻ S-300 để nghiên cứu.

Và biến thể HQ-9A sao chép S-300 đã xuất hiện biến nó thành đứa con lai “Nga - Mỹ” HQ-9 A có hình dáng xe phóng và ống phóng, tên lửa giống y hệt S-300 của Nga trong khi đó nó lại sử dụng kiểu dẫn đường tương tự như Patriot của Mỹ.

Ngoài việc sao chép trực tiếp từ những nguyên mẫu có được từ Nga, Trung Quốc còn bị tố tiến hành sao chép bằng gián điệp công nghiệp.

Theo Military Factory cho biết, sau một thời gian dài không thuyết phục được Moscow bán tiêm kích trên hạm Su-33, Trung Quốc đã lặn lội sang “cầu cạnh” Ukraine bán mẫu T-10K của Su-33 mà nước này đang nắm giữ.

Trong lúc kinh tế đang khó khăn lại được Trung Quốc trả một đống tiền cho một mẫu tiêm kích đang nằm không thật khó để Ukraine từ chối nó. Không ngoài tính toán của người Nga, không lâu sau đó, mẫu thử nghiệm tiêm kích trên hạm do Trung Quốc sản xuất đã xuất hiện với tên gọi J-15.

Nga tham don vi giup Trung Quoc phat trien vu khi 
Dù xuất hiện nhiều thông tin Nga hỗ trợ Trung Quốc phát triển chiến hạm Type 054A nhưng Moscow chưa một lần thừa nhận.

Tiếp theo là bản sao tên lửa gây tranh cãi của Trung Quốc dù nó mới trên mô hình, đó là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật M20.

Lần đầu tiên xuất hiện tại triển lãm quốc phòng IDEX-2013 tại Dubai, UAE, tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của giới quân sự thế giới.

M20 thu hút sự quan tâm của dư luận không phải đặc tính kỹ thuật ưu việt của nó mà vì nó giống tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander của Nga một cách kỳ lạ.

Dù nhà sản xuất Trung Quốc khẳng định M20 chính là sản phẩm nước này tự nghiên cứu chế tạo, tuy mới chỉ xuất hiện ở dạng mô hình nhưng điều đó cho thấy các nhà sản xuất Trung Quốc đã sẵn sàng để cho ra đời một biến thể Iskander "made in China".

Từ những phiên bản vũ khí được sao chép từ Nga đã khiến Nga thấm đòn trên thị trường vũ khí quốc tế. Hồi năm 2011, Phó giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Nga - ông Konstantin Makienko cho biết, nghành công nghiệp xuất khẩu xe tăng của Nga đã bị ảnh hưởng nghiệm trọng bởi chương trình vũ khí gây tranh cãi của Trung Quốc.

Ngay cả tăng chiến đấu VT1A của Trung Quốc cũng "qua mặt" chiếc T-90 để thâm nhập thị trường Ma-rốc. Bộ Quốc phòng quốc gia châu Phi này đã đặt mua của Trung Quốc 150 tăng VT1A. Quả là trái đắng đối với Nga, vì VT1A chính là chiếc tăng được cải tiến trên nền tảng loại T-72 của Nga và có tính năng tương đương với chiếc T-80UM2.

Ngoài ra, Trung Quốc đang tích cực mời chào xuất khẩu loại tăng giá rẻ Type 96 và trong tương lai gần sẽ có thêm loại Type 99 thiết kế dựa trên chiếc VT1A/MBT 2000. Nói một cách khác, Trung Quốc hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu. Nếu muốn tăng rẻ, xin mời mua VT1A hay loại Type 96, còn muốn chất lượng hơn, xin mời mua Type 99.

Theo Báo Đất Việt

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.