Triều Tiên cân nhắc tấn công các nhà máy điện hạt nhân

(Baonghean.vn)- Trong bối cảnh Liên Hợp quốc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên nhằm nỗ lực chấm dứt chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của nước này, một quan chức Nga cho rằng Bình Nhưỡng sẽ không cần tới một thiết bị hạt nhân trong cuộc xung đột trên Bán đảo Triều Tiên.

Thay vào đó, Triều Tiên có thể “dội tên lửa” vào các nhà máy điện hạt nhân của Hàn Quốc, khiến một khu vực rộng lớn nhiễm độc phóng xạ và biến Hàn Quốc trở thành sa mạc, không còn sự sống. Đây là nhận định của Giáo sư Georgy Toloraya – một nhà ngoại giao Nga và là chuyên gia nghiên cứu châu Á – trong buổi phỏng vấn với hãng tin RT. Hiện Hàn Quốc có 24 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, hầu hết nằm ở khu vực duyên hải phía Đông gần Nhật Bản.

 Triều Tiên cân nhắc tấn công vào các nhà máy điện hạt nhân. Ảnh: Reuters
Triều Tiên cân nhắc tấn công vào các nhà máy điện hạt nhân. Ảnh: Reuters

Giáo sư Toloraya nêu rõ: “Mọi người đều hiểu rõ ràng rằng đối với Triều Tiên, nếu nước này khơi mào một cuộc tấn công gây hấn với Mỹ thì một cuộc xung đột quân sự sẽ gây ra sự hủy diệt hoàn toàn và ngay lập tức, bởi không ai bác bỏ sức mạnh quân sự của Mỹ”.

Còn nếu Mỹ nỗ lực giải quyết vấn đề bằng biện pháp quân sự thì Triều Tiên sẽ thúc đẩy một cuộc tấn công trả đũa, và các tên lửa của Bình Nhưỡng- kể cả khi không gắn đầu đạn hạt nhân- có thể nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạt nhân tại Hàn Quốc. Nếu tình hình hiện nay tại Đông Á không được giải quyết, thì nhiều nước “sẽ phải sống trong nỗi lo sợ về nguy cơ núi lửa hạt nhân phun”.

Triều Tiên tuyên bố không từ bỏ chương trình tên lửa và hạt nhân. Ảnh: Getty
Triều Tiên tuyên bố không từ bỏ chương trình tên lửa và hạt nhân. Ảnh: Getty

Nhật Bản cũng sẽ chịu thiệt hại, và biện pháp ngoại giao và đàm phán là cách duy nhất đưa khu vực ra khỏi khủng hoảng, bởi sức ép lên Bình Nhưỡng trong nhiều năm qua, bao gồm cả các lệnh trừng phạt, không hề thay đổi vị thế của Triều Tiên.

Chuyên gia Toloraya nhận xét: “Điều đáng nói là, các cuộc chiến tranh đẫm máu nhất đôi khi bùng phát do ngẫu nhiên hoặc do sai lầm, điều này đã từng xảy ra trong quá khứ. Cấp độ vũ trang càng cao và căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên càng nóng, thì nguy cơ xảy ra một cuộc chiến với hậu quả thảm khốc càng cao”./.

Lan Hạ

(Theo Asia Times)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.