Truyền thông Hàn Quốc kêu gọi Seoul tự phát triển vũ khí hạt nhân

Báo chí Hàn kêu gọi chính phủ xem xét việc chế tạo vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh Triều Tiên vừa thử hạt nhân lần thứ sáu.

truyen-thong-han-quoc-keu-goi-seoul-tu-phat-trien-vu-khi-hat-nhan

Một người Hàn Quốc xem bản tin về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên tại siêu thị điện máy. Ảnh: Reuters

"Khi vũ khí hạt nhân đang 'vần vũ' trên đầu chúng ta, chúng ta không thể luôn dựa vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ", một bài xã luận trên Donga Ilbo ngày 4/9 có đoạn viết.

Hàn Quốc bị cấm chế tạo vũ khí hạt nhân riêng theo thỏa thuận nguyên tử năm 1974 với Mỹ. Washington cung cấp "chiếc ô hạt nhân" (cụm từ ám chỉ việc nước sở hữu vũ khí hạt nhân cam kết bảo vệ đồng minh) cho Hàn Quốc để chống lại các cuộc tấn công tiềm tàng. 28.500 lính Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc.

Mỹ đã đặt một số vũ khí nguyên tử ở Hàn Quốc sau chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953, nhưng đã rút chúng vào năm 1991, khi hai miền tuyên bố sẽ phi hạt nhân hóa bán đảo.

"Chúng ta chẳng có lý do gì để phải tuân thủ tuyên bố đó, vì tình trạng hiện giờ chỉ là phi hạt nhân hoá Hàn Quốc chứ không phải là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên", biên tập viên Donga Ilbo viết. Tờ này cho rằng Seoul không nên ngần ngại trong việc đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật Mỹ trở lại cũng như xây dựng các thiết bị nguyên tử của riêng mình.

Triều Tiên hôm qua tiến hành vụ thử hạt nhân uy lực nhất từ trước đến nay, nói rằng đó là bom nhiệt hạch có thể gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Theo Reuters, nếu Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân, động thái đó chắc chắn sẽ kích động Triều Tiên vì nước này luôn nói rằng họ có nguy cơ bị tấn công bởi Mỹ - Hàn.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.