Sự nghiệp 'mưa phùn' của vị thủ tướng trẻ nhất thế giới

(Baonghean) - Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz, 31 tuổi đang trong lộ trình chính thức trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới sau khi đảng Nhân dân (OVP) của ông giành thắng lợi với hơn 31 % phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua. Ông được nhận định là sẽ mang “làn gió mới” vào hệ thống chính trị của Áo vốn đã già nua và cũ kỹ.

Chủ tịch Đảng Nhân dân (Áo) Sebastian Kurz phát biểu trước những người ủng hộ sau cuộc bầu cử hôm 15-10. Ảnh Euronews.
Chủ tịch Đảng Nhân dân (Áo) Sebastian Kurz phát biểu trước những người ủng hộ sau cuộc bầu cử hôm 15-10. Ảnh Euronews.

Thần tượng của giới trẻ Áo

Năm 2013, Sebastian Kurz, khi đó mới 27 tuổi, đảm nhận chức Ngoại trưởng Áo, trở thành một “hiện tượng lạ” trên “sân khấu” chính trị ở châu Âu, phá vỡ truyền thống già nua và cũ kỹ. Kurz trở thành Ngoại trưởng trẻ nhất ở “Lục địa già”.

Sau cuộc bầu cử sớm hôm 15/10, cái tên Sebastian Kurz một lần nữa trở thành “hiện tượng”, lần này không chỉ ở châu Âu mà trên toàn thế giới. Đảng Nhân dân của ông đã giành được 31.4% phiếu bầu.

Điều đó đồng nghĩa, nếu kết quả không thay đổi, OVP sẽ liên minh với một chính đảng khác, thành lập chính phủ và trở thành Thủ tướng trẻ nhất lịch sử nước Áo, đồng thời cũng là nguyên thủ trẻ nhất thế giới.

Theo truyền thông Áo, thương hiệu cá nhân là một trong những “chiến thuật” để Sebastian Kurz thu hút đông đảo cử tri ủng hộ. Trên các diễn đàn hay trong một hội nghị, Kurz thực sự thu hút ánh nhìn từ những người xung quanh bởi vẻ ngoài lịch lãm như một tài tử điện ảnh.

Thủ tướng tương lai của Áo thường xuất hiện với trang phục áo sơ mi, vest không cà vạt cùng mái tóc dài đặc trưng và nụ cười thân thiện. Hình ảnh “đốn tim” biết bao fan nữ khiến ông được đặt biệt danh là “chàng rể trong mơ”.

Nhưng đó chưa phải là những điều thú vị nhất về nhân vật “tuổi trẻ tài cao” này. Mặc dù sự nghiệp của Sebastian Kurz thăng tiến không ngừng nhưng đó không phải một “cơn bão” mà là “cơn mưa phùn”, không đột ngột, thoáng qua mà dần dần, từng bước.

Ngoại trưởng Sebastian Kurz (phải) với các nhà lãnh đạo bên lề cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran. Ảnh BBC
Ngoại trưởng Sebastian Kurz (phải) với các nhà lãnh đạo bên lề cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran. Ảnh BBC

Sinh năm 1986 trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động, Sebastian Kurz “bén duyên” với nghiệp chính trị từ rất sớm. Năm 16 tuổi, Kurz chủ động gọi điện đến văn phòng cấp quận của đảng Nhân Nhân tại Quận 12 thành phố Vienna, và thẳng thắn đề nghị làm việc cho đảng.

Năm sau đó, ông trở thành thành viên tổ chức thanh thiếu niên của Đảng Nhân dân Áo. Năm 2009, ông được bầu làm chủ tịch tổ chức này với 99% số phiếu tán thành và tiếp tục giữ chức vụ này khi nhận được tín nhiệm tuyệt đối năm 2012.

Khoảng thời gian từ 2010 đến 2011, ông là thành viên Hội đồng Thành phố Vienna, rồi Thứ trưởng Bộ nội vụ. Năm 2013, Sebastian Kurz trở thành Ngoại trưởng. Ở cương vị này, ông từng vài lần chủ trì đàm phán giữa Iran và 6 cường quốc về chương trình hạt nhân hay còn gọi là nhóm P5+1.

Nếu không có gì thay đổi, việc trở thành Thủ tướng Áo sẽ là một bước tiến nữa của ông Kurz trong sự nghiệp chính trị của mình.

Với những thành tích đáng nể, Sebastian Kurz không hổ danh với tên gọi mà người dân Áo dành tặng: “Wunderwuzzi” (tạm dịch: một người có thể đi trên nước hay một thần đồng). 

Quan điểm “nước Áo trước tiên”

Con đường trở thành nhà lãnh đạo trẻ tuổi nhất châu Âu của Sebastian Kurz không chỉ đơn giản là xây dựng hình ảnh bên ngoài, mà còn dựa vào quyết sách của đảng Nhân dân, vốn có quan điểm dân tộc chủ nghĩa cứng rắn.

Trong bối cảnh chính trường Áo hơn sáu thập kỷ đều do các chính phủ ôn hòa và trung dung nắm quyền, người Áo tỏ ra “thèm” một sự đổi mới. Nói như ông Dobretsberger, một cựu chuyên gia về ngân hàng thì cử tri Áo đang đặt niềm tin vào sức mạnh của tuổi trẻ.

“Ở Áo, chúng tôi có những ngành công nhiệp mạnh nhưng lạc hậu. Không giống như ở Thung lũng Silicon hay Hàn Quốc, chúng tôi quá phụ thuộc vào lĩnh vực dịch vụ và cần phải thay đổi. Sự xung kích và táo bạo của Kurz sẽ làm mọi điều trở nên có thể”, ông kỳ vọng .

Đúng lúc người Áo muốn một sự thay đổi, khẩu hiệu “người Áo trước tiên” của Đảng OVP nhanh chóng được phần lớn nhân dân ủng hộ và tiếng tăm của Sebastian Kurz ngày càng vang xa.

Susanne Their – người bạn gái luôn có mặt trong các sự kiện quan trọng bên cạnh Sebastian Kurz. Ảnh BBC
Susanne Their – người bạn gái luôn có mặt trong các sự kiện quan trọng bên cạnh Sebastian Kurz. Ảnh BBC

Trong những chiến dịch tranh cử, Kurz khẳng định sẽ giảm thuế đáng kể, khắc phục tình trạng quan liêu trong bộ máy nhà nước, cải cách hệ thống chính trị cũ.

Vị lãnh đạo trẻ tuổi cũng ủng hộ lệnh cấm đeo mạng che mặt của người Hồi giáo từ đầu tháng này và cam kết sẽ trừng trị thẳng tay các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Đặc biệt, trước nỗi lo sợ của nhiều người dân Áo rằng làn sóng nhập cư sẽ “rút cạn” ngân sách nhà nước, Kurz đã lên tiếng trấn an cử tri bằng hàng loạt phát biểu cứng rắn đối với vấn đề nhập cư. Thêm một lần nữa, chính trị gia này ghi điểm mạnh trong mắt cử tri.

Sự thay đổi mềm mại

Trong khi phong trào dân túy chống nhập cư cùng chủ nghĩa dân tộc đang trỗi  dậy ở nhiều quốc gia châu Âu như Đức, Hungary, Ba Lan, sự nổi lên của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Áo Sebastian Kurz cũng khiến nhiều chính trị gia châu Âu lo ngại.

Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, Kurz sẽ tạo ra “một sự thay đổi mềm mại” bên trong nước Áo cũng như quan hệ với châu Âu.

Ông từng tuyên bố sẽ “hỗ trợ đầy đủ cho các nước đang phát triển và tạo ra con đường di cư hợp pháp tới châu Âu”, đồng thời bác bỏ việc bị so sánh với Thủ tướng Hungary Vickto Orban về quan điểm người tị nạn. Điều quan trọng Kurz là người ủng hộ một Liên minh châu Âu thống nhất nhiệt thành.

..
 Với nhiều dấu ấn chính trị và quan điểm “có nhu, có cương”, Thủ tướng tương lai của nước Áo đang được đặt nhiều kỳ vọng có thể tạo ra một luồng sinh khí mới cho nước Áo. Ảnh: Time

Về chính sách đối ngoại, Sebastian Kurz có quan điểm cứng rắn đối với vấn đề kết nạp thành viên EU cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là phản đối những tuyên bố của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan được cho là “can thiệp” trong các cuộc bầu cử ở châu Âu.

Trong vấn đề trừng phạt Nga, Ngoại trưởng Áo cho biết Vienna luôn ủng hộ quan điểm của Liên minh châu Âu (EU), nhưng tin rằng EU sẽ duy trì quan hệ đối thoại với Moscow. Theo đó, EU sẽ dần dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga chỉ khi có “những bước tiến tích cực” trong việc thực hiện các thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine….

Liệu nước Áo “có trở lại thời kỳ đỉnh cao” như ông Kurz từng tuyên bố? Câu hỏi này còn chờ đợi một thời gian nữa. Tuy vậy, với nhiều dấu ấn chính trị và quan điểm “có nhu, có cương”, Thủ tướng tương lai của nước Áo đang được đặt nhiều kỳ vọng có thể tạo ra một luồng sinh khí mới cho quốc gia Trung Âu này.

Thanh Huyền

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.