Trung Quốc xử hơn 1,3 triệu quan chức tham nhũng

Theo Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI), khoảng 1,34 triệu quan chức của nước này đã bị trừng phạt vì tội tham nhũng chỉ trong gần 5 năm qua.

Singapore quyết “sạch bóng tham nhũng”​Đối tượng tham nhũng Trung Quốc về nước đầu thú sau 19 năm ở MỹChính trị gia Malaysia thách nhau chịu điều tra tham nhũng

Hai cảnh sát Trung Quốc dẫn giải Li Huabo, một quan chức tham nhũng nằm trong danh sách 100 người bị truy nã gắt gao nhất, hồi tháng 5-2015 - Ảnh: Zuma Press
Hai cảnh sát Trung Quốc dẫn giải Li Huabo, một quan chức tham nhũng nằm trong danh sách 100 người bị truy nã gắt gao nhất, hồi tháng 5-2015 - Ảnh: Zuma Press

Hai cảnh sát Trung Quốc dẫn giải Li Huabo, một quan chức tham nhũng nằm trong danh sách 100 người bị truy nã gắt gao nhất, hồi tháng 5-2015 - Ảnh: Zuma Press

Hãng tin Reuters cho biết từ năm 2013, sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 của Trung Quốc kết thúc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" dọn dẹp nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước. 

Đây là một trong những chính sách nổi bật nhất của ông Tập trong nhiệm kỳ 5 năm qua.

Theo công bố của CCDI ngày 8-10, trong số các quan "cấp ruồi" bị trừng phạt từ năm 2013 có 648.000 quan chức làng xã, hầu hết dính líu đến các vụ tham nhũng quy mô nhỏ.

Riêng năm 2016, chiến dịch đã xử hơn 120 quan chức cấp cao, bao gồm khoảng một chục quan chức quân đội, giám đốc điều hành các doanh nghiệp nhà nước...

Đáng chú ý, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập không tha cả các nhà lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo cấp cao.

Có thể điểm ra những cái tên lừng lẫy như cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai (Bo Xilai), 2 cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là Từ Tài Hậu (Xu Caihou) và Quách Bá Hùng (Guo Boxiong), cùng 2 cựu phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) là Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) và Tô Vinh (Su Rong). 

Ông Chu Vĩnh Khang lúc đương nhiệm năm 2011 và khi ra tòa năm 2015 - Ảnh: REUTERS
Ông Chu Vĩnh Khang lúc đương nhiệm năm 2011 và khi ra tòa năm 2015 - Ảnh: REUTERS

Như vậy, việc điều tra các nhân vật trên đã phá vỡ quy tắc "miễn tử kim bài" bất thành văn dành cho các thành viên thường vụ.

Mới đây nhất, ngày 29-9, cựu bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài (Sun Zheng Cai) bị khai trừ đảng và bãi nhiệm mọi chức vụ vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" - một cụm từ thông dụng để nói về hành vi tham nhũng. Hiện ông này đang bị CCDI điều tra.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã phối hợp với cộng đồng quốc tế để truy lùng những nghi phạm tham nhũng chạy trốn ra nước ngoài thông qua chiến dịch như "Lưới trời" (Sky Net) cùng nhiều chiến dịch khác.

Tính tới cuối tháng 8-2017, 3.339 nghi phạm đã bị bắt giữ tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 628 cựu quan chức, và tịch thu được khoảng 9,36 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 1,41 tỉ USD).

Cuộc thăm dò dư luận của của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy 92,9% người dân nước này hài lòng với các chiến dịch chống tham nhũng trong năm 2016, tăng 17,9% so với năm 2012.

Theo TTO

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.