Chuyên gia quốc tế: Việt Nam 'đứng mũi chịu sào' trong đối đầu Mỹ - Trung

(Baonghean.vn) - Sau chuyến phô trương ngoại giao khác thường tới Bắc Kinh trong 3 ngày, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump có mặt tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Việt Nam hôm 10/11 là minh chứng cho thấy căng thẳng vẫn tiếp diễn trong cuộc chiến giành quyền lực ở châu Á-Thái Bình Dương.

Trong bài phát biểu cứng rắn và mang tính đối đầu tại Đà Nẵng, ông Trump đã cáo buộc các nước trong khu vực lạm dụng thương mại, và Mỹ sẽ không chấp nhận điều này nữa, đồng thời cam kết “luôn đặt nước Mỹ trên hết”. Giọng điệu của nhà lãnh đạo Mỹ trái ngược hoàn toàn với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người có bài phát biểu sau ông Trump. Trong khi Tổng thống Trump không ủng hộ toàn cầu hóa, thì Chủ tịch Tập khẳng định xu hướng này là “không thể đảo ngược”.

 Giới chuyên gia cho rằng Mỹ hiểu hậu quả của việc cô lập khu vực kinh tế quan trọng như châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: AP
Giới chuyên gia cho rằng Mỹ hiểu hậu quả của việc cô lập khu vực kinh tế quan trọng như châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh: AP

Lo ngại trước sự đối đầu công khai giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này, các nước châu Á đã theo dõi sát sao chuyến thăm tới Trung Quốc lần đầu tiên của Tổng thống Trump, cố gắng giải mã mối quan hệ yêu-ghét phức tạp của Bắc Kinh với Washington, và sự tương tác cá nhân giữa lãnh đạo hai nước này. Song chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Bắc Kinh lại khiến nhiều người ngạc nhiên, khi sự kiện này gần như không có biến cố gì xảy ra.

Với việc Tổng thống Trump tán dương Chủ tịch Tập là một nhà lãnh đạo vĩ đại và một người bạn ông tôn trọng, giới quan sát dự đoán mối quan hệ cá nhân tốt đẹp kể từ lần gặp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida hồi tháng 4 có thể giúp ích cho mối quan hệ Mỹ-Trung vượt qua bất ổn và căng thẳng.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định mối quan hệ cá nhân này khó có thể làm thay đổi bối cảnh địa chính trị của sự cạnh tranh cấu trúc xuất phát từ sự suy giảm tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: AP

Ông Timothy Health, chuyên gia cấp cao thuộc tổ chức nghiên cứu chính sách toàn cầu RAND (Mỹ) cho hay: “Sự cạnh tranh giành tầm ảnh hưởng tại châu Á thực sự đang diễn ra và có khả năng sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn. Tương lai của nền kinh tế toàn cầu sẽ xoay quanh khu vực châu Á, và Mỹ không thể phớt lờ khu vực này”.

Ông Health nhấn mạnh: “Mỹ sẽ vẫn duy trì là một nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định tại một khu vực đầy rẫy những hận thù lịch sử và bất ổn”.

Chuyên gia Alexander Vuving thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương có tên Daniel K. Inouye ở Honolulu (Mỹ) nhận xét: “Cách tiếp cận kép của nhiều nước trong khu vực, vừa tăng cường quan hệ với Trung Quốc về kinh tế, vừa tăng cường quan hệ với Mỹ về an ninh, sẽ gây thêm nhiều vấn đề hơn là mang lại lợi ích cho họ trong tương lai”.

Về phía Bắc Kinh, ông Pang Zhongying, chuyên gia các vấn đề quốc tế cho rằng quan điểm của Nhà Trắng về một khái niệm mơ hồ Ấn Độ-Thái Bình Dương và liên minh 4 bên (gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia) do Mỹ dẫn đầu nhằm vào Trung Quốc là động thái đáng báo động và có thể trở thành vật cản mới trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng châu Á- Thái Bình Dương.

Ông Pang nêu rõ: “Điều này có thể gợi nhắc Bắc Kinh hồi ức về chính sách xoay trục sang châu Á của cựu Tổng thống Mỹ Obama, vốn nhắm vào Trung Quốc – có chăng chỉ là tên gọi khác nhau”.

Trong khi Tổng thống Trump không ủng hộ toàn cầu hóa, thì Chủ tịch Tập khẳng định xu hướng này là “không thể đảo ngược”. Ảnh: Getty
Trong khi Tổng thống Trump không ủng hộ toàn cầu hóa, thì Chủ tịch Tập khẳng định xu hướng này là “không thể đảo ngược”. Ảnh: Getty

Ông Jay Batongbacal, chuyên gia luật hàng hải tại Đại học Philippines nhận định với sự cạnh tranh gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, hầu hết các nước nhỏ tại Đông Nam Á sẽ phải nâng cao sự cảnh giác và cố gắng tránh xa sự đối đầu lớn trong khu vực.

Giới quan sát còn cho rằng Việt Nam, quốc gia duy nhất lên tiếng phản đối Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông hơn 1 năm qua, cũng đang "đứng mũi chịu sào" trước sự cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Washington.

Chuyên gia Vuving cho rằng: “Việt Nam hiện không còn lựa chọn nào. Nước này đã phải viện tới sự giúp sức của các nước thành viên (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN), song Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ vẫn là những nhân tố quan trọng có thể giúp Hà Nội làm đối trọng với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc”.

Cũng theo giới phân tích, việc châu Á không thực sự ổn định và hầu hết chính phủ các nước trong khu vực không tin tưởng nhau đã góp phần làm gia tăng căng thẳng và sự đối đầu giữa hai nước lớn Trung Quốc và Mỹ.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam và Đông Nam Á thuộc Học viện Quốc phòng Australia cho biết thêm trong con mắt của các nước Đông Nam Á, cách tiếp cận mang tính cô lập của Tổng thống Trump đã chuyển giao “cây gậy chỉ huy” cho Chủ tịch Tập, và là dấu hiệu cho thấy kỷ nguyên hậu chiến tranh của địa vị đứng đầu của Mỹ đã gần như chấm dứt./.

Lan Hạ

(Theo SCMP)

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.

Bầu cử Tổng thống Nga 2024: Putin với mục tiêu đưa nước Nga trở nên đáng sống hơn

Bầu cử Tổng thống Nga 2024: Putin với mục tiêu đưa nước Nga trở nên đáng sống hơn

(Baonghean.vn) - Hơn 2 thập kỷ cầm quyền,Tổng thống Vladimir Putin đã bảo tồn sự thống nhất đất nước. Dưới thời ông Putin, Nga bắt đầu hồi sinh lịch sử, củng cố chủ quyền, tăng cường vị thế, tập hợp các vùng đất, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội và củng cố các giá trị tinh thần và đạo đức.