Khám phá chuyên cơ của các nguyên thủ trên thế giới

(Baonghean.vn) - Những nguyên thủ quyền lực nhất thế giới thường thể hiện "đẳng cấp" của mình thông qua số lượng, sức chứa, kích cỡ và giá trị của chuyên cơ.  Dưới đây là một số máy bay nổi bật nhất của các nguyên thủ thế giới.

1. Chuyên cơ của Tổng thống Mỹ
Tính trung bình, mỗi giờ bay của Không lực Một tiêu tốn khoảng 4 tỉ đồng
Chuyên cơ Không lực Một của Tổng thống Mỹ.
Chuyên cơ của Tổng thống Mỹ là chiếc Không lực Một (hai chiếc Boeing 747-200B, hay còn được gọi là VC-25A, và một chiếc Boeing C-32). Giá trị ước tính: 1 tỉ USD.
Tên gọi "Không lực Một" được tạo ra vào năm 1953. Không lực Một hiện tại được trang bị hệ thống thông tin liên lạc và an ninh cực kỳ hiện đại và có tính bảo mật tuyệt đối, giúp tổng thống Mỹ có thể điều hành công việc bình thường khi đang ở độ cao 13 km.
Trên máy bay có 87 đường điện thoại khác nhau, trong đó có 28 đường tuyệt mật được mã hóa. Nó có thể được coi là một trung tâm chỉ huy di động cho tổng thống trong trường hợp có xảy ra một cuộc tấn công vào nước Mỹ.
Chuyên cơ của Tổng thống Mỹ còn có khả năng phòng thủ cao nhờ các thiết bị chống tên lửa gắn kèm, cũng như chống lại xung điện từ, cũng như chống lại bom nguyên tử. Không lực Một thường được dùng kèm với Marine One, máy bay trực thăng làm nhiệm vụ chuyên chở tổng thống tới sân bay trong trường hợp di chuyển bằng xe là không phù hợp.
Không lực Một là chiếc chuyên cơ tổng thống nổi tiếng nhất thế giới. Trong số các đời tổng thống Mỹ, ông Donald Trump là người sở hữu chiếc máy bay lâu đời nhất khi hai chiếc VC-25A có tuổi thọ hơn 25 năm. 

Cố đệ nhất phu nhân Nancy Reagan là người đầu tiên thiết kế nội thất của chiếc VC-25A và nó vẫn luôn được cải tiến theo thời gian. Phần khoang rộng 370 m2 bao gồm một phòng ngủ, phòng tắm, văn phòng và cả phòng gym.

2. Chuyên cơ của Tổng thống Nga
Chiếc
Chiếc Il-96-300PU- chuyên cơ của Tổng thống Nga.

Chuyên cơ của Tổng thống Nga là chiếc Il-96-300PU có vai trò như phòng làm việc và sở chỉ huy trên không của Tổng thống Nga mỗi khi đi công du.

Từ năm 1996 tới nay, mẫu máy bay Ilyushin Il-96-300PU được sử dụng làm chuyên cơ phục vụ tổng thống Nga nhờ độ tin cậy và an toàn rất cao. Kể từ khi đi vào hoạt động từ năm 1993, dòng Il-96-300 chỉ gặp đúng một tai nạn gây thương vong. Tỷ lệ an toàn của mẫu Il-96-300PU còn được tăng cao nhờ quy trình bảo dưỡng và kiểm tra đặc biệt của đơn vị phục vụ tổng thống Nga.

Mỗi chiếc Il-96-300PU mang theo một thiết bị điện tử nằm trong khối hộp riêng trên lưng máy bay, có khả năng phát đi thông điệp mã hóa đặc biệt từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Điều này bảo đảm liên lạc giữa Tổng thống Nga với các quan chức chính phủ và quân đội, duy trì khả năng ra lệnh đáp trả hạt nhân trong trường hợp nước Nga bị tấn công phủ đầu.

Ngoài ra, máy bay Il-96-300PU được cho là mang theo nhiều hệ thống gây nhiễu và cảnh báo, giúp vô hiệu hóa các mối đe dọa như tên lửa đối không.

Chiếc chuyên cơ còn có phòng gym cỡ nhỏ, phòng vệ sinh cho khách, phòng ăn, quầy bar, phòng tắm và cả một phòng chăm sóc sức khỏe với những thiết bị y tế tối tân. Chiếc Il-96-300PUcòn  được trang bị một thang lên xuống giấu trong thân.

3. Chuyên cơ của Thủ tướng Đức
Chuyên cơ Airbus A340-313 của Thủ tướng Đức.
Chuyên cơ Airbus A340-313 của Thủ tướng Đức.
Chuyên cơ Airbus A340-313 còn có cách gọi khác là Konrad Adenauer (đặt theo tên của Thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa liên bang Đức).  Chuyên cơ Airbus A340-313 có giá trị 238 triệu USD. 

Chuyên cơ này được đặc trưng bởi 3 màu sắc chủ đạo trên thân là vàng, đen và đỏ, cũng là 3 màu biểu tượng của nước Đức. Konrad Adenauer có khả năng bay liên tục hơn 13.000 km trên trời.

Khoang máy bay có thể chứa được 143 hành khách với một số phòng được thiết kế chỉ dành cho việc nghỉ ngơi. Ngoài ra, trên máy bay này cũng có phòng VIP để phục vụ riêng cho các nhân vật đặc biệt quan trọng như Thủ tướng.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đích thị là một người phụ nữ may mắn. Đội chuyên cơ riêng của bà bao gồm 4 chiếc Airbus, 1 chiếc Bombardier và một chiếc trực thăng. Hai máy bay mà nữ thủ tướng thường dùng nhất có tên là Konrad Adenauer và Theodor Heuss với giá trị mỗi chiếc là 300 triệu USD. 

Tuy nhiên, tùy vào khoảng cách di chuyển mà bà Merkel có thể chọn lựa giữa trực thăng Eurocopter AS532 (cho các chuyến đi gần), máy bay Bombardier Global 5000 giá 70 triệu USD hoặc 2 chiếc Airbus A319-133X CJ.

4. Chuyên cơ của Tổng thống Pháp
Chuyên cơ Air Sarko One của Pháp. Ảnh: AFP
Chuyên cơ Air Sarko One của Pháp. Ảnh: AFP

Chuyên cơ Airbus A330-200 có giá trị 240 triệu USD, là chuyên cơ dành riêng cho lãnh đạo Pháp. Airbus A330-200 được trang bị động cơ đôi, thân rộng và có trọng lượng cất cánh 242 tấn.

Chiếc Airbus A330-200 này là hàng "second-hand" được chính phủ Pháp mua lại từ hãng hàng không Caribbean Airlines. Giới truyền thông Pháp đặt biệt danh cho chiếc máy bay này là Air Sarko One 

Chiếc chuyên cơ này có trang bị công nghệ chống tên lửa, một hệ thống thông tin liên lạc bảo mật và đặc biệt là một phòng ngủ giường đôi có buồng tắm vòi hoa sen ngay nằm ngay sau buồng lái. Trên máy bay còn có một phòng hút thuốc gắn hệ thống lọc khí đặc biệt, giúp tổng thống có thể thoải mái thưởng thức xì gà.

Ngoài ra, chuyên cơ này cũng được nâng cấp với hệ thống đèn Led, nội thất hiện đại, ghế ngồi rộng và một vài khu vực nghỉ ngơi riêng cho phi hành đoàn. Với sức chứa lên tới 247 hành khách, chuyên cơ của tổng thống Pháp có thể phục vụ cho những cuộc họp kéo dài trên không trung, đặc thù của các vị nguyên thủ quốc tế.

Tiếp theo các phòng chuyên dụng này là khu vực bố trí 60 ghế hạng doanh nhân dành cho đoàn tháp tùng tổng thống gồm các bộ trưởng, trợ lý và phóng viên chuyên trách. Các tiếp viên trên máy bay hay những người ít thân cận hơn với tổng thống ngồi ở khu vực chật hẹp phía sau cùng máy bay có 12 ghế hạng phổ thông.

5. Chuyên cơ của Chủ tịch Trung Quốc

Chuyên cơ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chuyên cơ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chuyên cơ của Chủ tịch Trung Quốc là máy bay Boeing 747- 400 mang số hiệu đăng ký B-2472. Không giống “Không lực Một” - chuyên cơ riêng dành cho Tổng thống Mỹ được trang bị tối tân, các máy bay này đều do hãng hàng không quốc gia Air China của Trung Quốc vận hành.

Khoang trên cùng của chuyên cơ B-2472. Đây thường là nơi nhà lãnh đạo Trung Quốc ngồi và giống khoang hạng thương gia hơn là giống một khách sạn hạng sang như nhiều người nghĩ. Nội thất cabin dành cho chủ tịch Trung Quốc có phòng khách, phòng ngủ và văn phòng làm việc, chiếm một phần ba tổng số không gian.

Ở tầng dưới của máy bay có hai khoang. Các quan chức chính phủ tháp tùng ông Tập sẽ ngồi ở khoang hạng nhất. Khoang còn lại dành cho phái đoàn phục vụ nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có phiên dịch, vệ sĩ, phóng viên.

Máy bay này có giá 380 triệu USD, cất cánh lần đầu từ nhà máy của Boeing ở Everett, sau đó được nâng cấp ở Hamburg từ tháng 5/2015 và tiếp tục thử nghiệm vào tháng 10/2016. Cho đến chuyến thăm Mỹ hồi tháng 4 năm nay, ông Tập vẫn sử dụng máy bay thương mại Boeing 747-400.

Chuyến bay thử gần đây nhất là vào tháng 4 khi máy bay này bay từ Bắc Kinh đến Thành Đô và quay trở lại mà không hề hạ cánh. Tổng cộng nó đã bay 3.400km trong gần 6 giờ. Boeing 747-8 được cho là có thể bay 14.000km mà không cần nạp thêm nhiên liệu.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.