Mỹ - Hàn Quốc bắt tay trừng phạt Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đồng thuận sẽ tiếp tục tạo áp lực và áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa Hwasong-15.

Đó là nội dung cuộc điện đàm kéo dài hơn một giờ đồng hồ giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao Mỹ và Hàn Quốc diễn ra hôm 30/11, một ngày sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo Hwasong-15 hướng về biển Nhật Bản.

“Hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ duy trì lập trường cơ bản trong việc áp dụng các lệnh trừng phạt và gây áp lực đối với Triều Tiên cho tới khi Triều Tiên tự nguyện từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa”, ông Park Soo-hyun, người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc tiết lộ tại Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc.

 Tổng thống Hàn Quốc và tổng thống Mỹ đã có cuộc điện thảo luận phương án đối phó với Triều Tiên. Ảnh: Yonhap News
Tổng thống Hàn Quốc và tổng thống Mỹ đã có cuộc điện thảo luận phương án đối phó với Triều Tiên. Ảnh: Yonhap News

Theo Yonhap News, trong cuộc điện đàm cùng tổng thống Donald Trump, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đánh giá cao về chất lượng của tên lửa Hwasong-15 song không chắc chắn loại tên lửa đó đạt đến mức công nghệ cao như Triều Tiên tuyên bố.

“Tên lửa phóng đi ngày hôm qua chắc chắn là loại tên lửa tiên tiến về mọi mặt nhất từ trước tới nay nhưng không chắc liệu Triều Tiên có đảm bảo công nghệ để phát triển thành tên lửa có gắn đầu đạn hạt nhân hay không”, tổng thống Moon Jae-in cho hay.

Nhà lãnh đạo cấp cao Hàn Quốc cũng nhấn mạnh thêm rằng nhiệm vụ của Seoul và Washington đang đối mặt hiện nay đó là tìm mọi cách chăn chặn việc Triều Tiên phát triển công nghệ hạt nhân, tên lửa và buộc từ bỏ hoàn toàn.

Về phía tổng thống Donald Trump, ông khẳng định Mỹ luôn ủng hộ việc nâng cao khả năng phòng thủ của Hàn Quốc và nhắc lại cam kết rằng Washington sẽ luôn bảo vệ Hàn Quốc. Cả hai cũng đã thảo luận về các bước tiếp theo trong việc đối phó với các vụ thử tên lửa của Triều Tiên với nội dung “làm thế nào để gây áp lực lớn nhất đối với nước này”.

“Hai tổng thống nhắc lại cam kết về việc cường khả năng phòng thủ và liên minh quốc phòng, đồng thời thể hiện sự quyết tâm đối phó mạnh mẽ với Triều Tiên bằng mọi giá để nước này trở lại thành quốc gia phi hạt nhân”, trích tuyên bố của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc. 

Trước đó một ngày, tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Mỹ tuyên bố Triều Tiên sẽ bị phá hủy hoàn toàn nếu Bình Nhưỡng không xem xét lại các hoạt động về tên lửa và hạt nhân khiến chiến tranh nổ ra.

Tuệ Minh

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.