Toàn văn Tuyên bố Panmunjom Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên Bán đảo Triều Tiên

(Baonghean.vn) -Trong thời khắc quan trọng chuyển giao lịch sử trên Bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều tại “Nhà Hòa bình” ở làng đình chiến Panmunjom ngày 27/4/2018.

Hai nhà lãnh đạo chính thức tuyên bố trước 80 triệu người dân hai miền và toàn thế giới rằng sẽ không còn chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên nữa, từ đây một kỷ nguyên hòa bình đã bắt đầu.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol Ju, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân Kim Jung-sook tại làng đình chiến Panmunjom. Ảnh: AP
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol Ju, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân Kim Jung-sook tại làng đình chiến Panmunjom. Ảnh: AP

Hai nhà lãnh đạo, cùng chia sẻ cam kết vững bền chấm dứt nhanh chóng dấu tích từ thời Chiến tranh Lạnh của sự chia cắt và đối đầu lâu dài, mạnh mẽ tiến tới kỷ nguyên hòa giải quốc gia, hòa bình và thịnh vượng, và cải thiện cũng như củng cố quan hệ liên Triều theo một cách chủ động hơn, đưa ra tuyên bố lịch sử như sau:

1. Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ gắn kết lại quan hệ máu mủ của người dân và đem lại một tương lai cùng thịnh vượng và thống nhất do người dân hai miền cùng dẫn dắt, bằng cách tiến lên một cách toàn diện và đột phá trong quan hệ liên Triều. Cải thiện và củng cố quan hệ liên Triều là khao khát chung của toàn thể quốc gia và là lời kêu gọi cấp thiết của thời thế mà chúng ta không thể trì hoãn thêm nữa.

a. Hàn Quốc và Triều Tiên cùng thống nhất nguyên tắc xác định vận mệnh của hai miền Triều Tiên đúng ý chí mỗi bên và nhất trí thúc đẩy thời khắc mang tính bước ngoặt hướng tới cải thiện quan hệ liên Triều bằng cách thực thi đầy đủ toàn bộ thỏa thuận và tuyên bố hiện tại giữa hai nước.

b. Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí tiến hành đối thoại và đàm phán trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có các cuộc đối thoại cấp cao và tiến hành các biện pháp tích cực để thực thi các thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh.

c. Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí thiết lập một cơ quan liên lạc chung với đại diện mỗi bên tại khu vực Gaeseong với mục đích tạo điều kiện cho tham vấn mật thiết giữa quan chức hai bên cũng như các cuộc trao đổi và hợp tác suôn sẻ giữa nhân dân hai nước.

d. Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí khuyến khích hợp tác, trao đổi, thăm viếng và tiếp xúc tích cực hơn ở mọi cấp độ, nhằm làm hồi sinh ý nghĩa của sự hòa giải và thống nhất quốc gia. Hai bên cũng sẽ khuyến khích bầu không khí hữu nghị và hợp tác, bằng cách tiến hành nhiều sự kiện chung vào các thời điểm có ý nghĩa đặc biệt đối với Triều Tiên và Hàn Quốc, ví dụ như ngày 15/7, ở đó các thành phần tham gia từ toàn bộ các cấp, gồm chính quyền trung ương và địa phương, quốc hội, các đảng phái chính trị và tổ chức dân sự, đều sẽ tham gia. Trên mặt trận quốc tế, hai bên nhất trí thể hiện sự khôn ngoan, tài trí và đoàn kết, bằng cách tham gia các sự kiện thể thao  quốc tế như Thế vận hội châu Á 2018.

e. Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí nỗ lực giải quyết nhanh chóng các vấn đề nhân đạo xuất phát từ sự chia cắt hai miền, và triệu tập cuộc họp Chữ thập đỏ liên Triều để thảo luận và giải quyết các vấn đề khác nhau gồm việc tổ chức các cuộc đoàn tụ các gia đình ly tán trong cuộc chiến Triều Tiên. Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí thúc đẩy các chương trình đoàn tụ cho các gia đình ly tán nhân dịp Ngày độc lập 15/7 năm nay.

f. Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí tích cực thực hiện các dự án vốn được ký kết trong Tuyên bố 4 tháng 10 năm 2007, nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng chung hai nước. Trong bước đi đầu tiên, hai bên nhất trí thông qua các bước đi thực tiễn hướng tới việc kết nối và hiện đại hóa đường sắt và đường bộ trên hành lang giao thông phía đông cũng như giữa Seoul và Sinuiju.

Hai miền Triều Tiên ký tuyên bố chung. Ảnh: AP

Hai miền Triều Tiên ký tuyên bố chung. Ảnh: AP

2. Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ cùng nỗ lực làm dịu căng thẳng quân sự và dần xóa bỏ nguy cơ nổ ra chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên.

a. Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí ngừng hoàn toàn các hành động thù địch nhằm vào nhau ở cả đường bộ, đường không và đường biển, bởi đây là nguồn cơn của căng thẳng và xung đột quân sự. Hai bên nhất trí chuyển vùng phi quân sự thành vùng hòa bình theo cách thiết thực nhất, có nghĩa kể từ ngày 1/5 tới tất cả hành động thù địch sẽ bị xóa bỏ, trong đó có việc phát thanh thông qua loa phát thanh và rải truyền đơn, trong các khu vực dọc Đường Ranh giới Quân sự.

b. Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí biến khu vực xung quanh Đường Giới hạn phía Bắc ở Hoàng Hải thành vùng biển hòa bình, nhằm ngăn chặn các cuộc đụng độ quân sự ngoài ý muốn và đảm bảo các hoạt động đánh bắt an toàn.

c. Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí tiến hành các biện pháp quân sự khác nhau để đảm bảo hợp tác, trao đổi, thăm viếng và tiếp xúc đôi bên tích cực. Hai bên nhất trí tiến hành cuộc họp thường xuyên giữa các quan chức quân sự, trong đó có cuộc gặp của các bộ trưởng Quốc phòng, nhằm thảo luận và giải quyết ngay lập tức các vấn đề quân sự nảy sinh giữa hai bên. Về vấn đề này, hai bên nhất trí triệu tập cuộc họp quân sự cấp tướng đầu tiên vào tháng 5 tới.

3. Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ hợp tác tích cực với nhau để thiết lập một cơ chế hòa bình lâu dài và vững chắc trên Bán đảo Triều Tiên. Chấm dứt  tình trạng không bình thường hiện nay và thiết lập cơ chế hòa bình mạnh mẽ trên Bán đảo Triều Tiên là một sứ mệnh lịch sử  mà không được phép chậm trễ hơn nữa.

a. Hàn Quốc và Triều Tiên tái khẳng định Thỏa thuận không Gây hấn, ngăn việc sử dụng vũ lực dưới bất kỳ hình thức nào, và nhất trí tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận này.

b. Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí tiến hành giải giáp theo từng giai đoạn, trong bối cảnh căng thẳng quân sự được xoa dịu và tiến triển đáng kể được tạo nên trong việc xây dựng lòng tin quân sự.

c. Trong năm nay đánh dấu 65 năm ngày ký thỏa thuận đình chiến, Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí theo đuổi tích cực các cuộc đàm phán ba bên, bao gồm hai miền Triều Tiên và Mỹ, hoặc 4 bên bao gồm hai miền Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc với mục đích tuyên bố chấm dứt Chiến tranh và thiết lập cơ chế hòa bình lâu dài và mạnh mẽ.

d. Hàn Quốc và Triều Tiên khẳng định mục tiêu chung là một Bán đảo Triều Tiên không sở hữu vũ khí hạt nhân, thông qua phi hạt nhân hóa toàn diện. Hàn Quốc và Triều Tiên chia sẻ quan điểm các biện pháp mà Triều Tiên đề xướng vô cùng ý nghĩa và quan trọng cho phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, và nhất trí thực hiện các vai trò và trách nhiện tương ứng. Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí tìm kiếm tích cực sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng quốc tế hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí, thông qua các cuộc gặp thường lệ và điện đàm trực tiếp, tiến hành các cuộc thảo luận thường xuyên và thẳng thắn về các vấn đề quan trọng tới quốc gia, tăng cường lòng tin lẫn nhau và cùng nỗ lực tăng cường đà tích cực hướng tới cải thiện liên tục quan hệ liên Triều cũng như hòa bình, thịnh vượng và thống nhất Bán đảo Triều Tiên.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Moon Jae-in nhất trí thăm Bình Nhưỡng mùa Thu này.

Ngày 27/4/2018

Ký tại Panmunjom

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.