Tổng thống Mỹ có được nghỉ ốm?

Theo Theo Báo Tin Tức (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Về mặt kỹ thuật, Tổng thống Mỹ không bao giờ được nghỉ một ngày. Ngay cả khi họ đi nghỉ, họ vẫn là lãnh đạo đất nước và có nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành hàng ngày ví dụ như nghe báo cáo tình báo hay an ninh quốc gia hoặc xử lý sự cố khẩn. Do đó, Tổng thống Mỹ cũng không có ngày nghỉ ốm.
Tu chính án thứ 25

Tất nhiên, Tổng thống Mỹ cũng là người, thậm chí thường là người già. Do đó, họ sẽ ốm và thường là ốm nặng. Vậy chuyện gì xảy ra khi một Tổng thống Mỹ ốm? Điều đó được quy định trong Tu chính án thứ 25 của Mỹ. Theo đó, khi tổng thống ốm đến mức không thể thực hiện các nhiệm vụ cần thiết, phó tổng thống có thể trở thành “quyền tổng thống” cho đến khi tổng thống có thể thực hiện nhiệm vụ. Đây chính là cơ chế để tổng thống nghỉ ốm nếu họ muốn.

Tu chính án cũng lưu ý rằng trong trường hợp tổng thống không muốn rời bỏ quyền lực cho dù không thể thực hiện quyền lực và nhiệm vụ, thì phó tổng thống chỉ cần “chiếm văn phòng” cho tới khi tổng thống có thể thực hiện nhiệm vụ.

Dù nhiều Tổng thống Mỹ có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thường bất lực trong thời gian tại nhiệm nhưng chỉ có hai tổng thống thực sự sử dụng Tu chính án 25 trong nửa thế kỷ đầu tiên kể từ khi tu chính án này được thông qua.

Tổng thống đầu tiên sử dụng là Ronald Reagan vào ngày 13/7/1985 khi ông tạm thời trao quyền cho Phó tổng thống George Bush lúc ông trải qua ca phẫu thuật trị ung thư ruột kết. Khi đó, ông Bush có 8 giờ làm tổng thống trước khi ông Reagan trở lại vị trí sau khi đã hồi phục sức khỏe.

Trước khi trao quyền lực tổng thống cho ông Bush lúc 11 giờ 28, ông Reagan đã dành cả buổi sáng làm việc như thường lệ. Sau khi lại trở thành tổng thống lúc 7 giờ 22 tối, ông đã dành cả tối để nắm bắt thông tin về mọi thứ diễn ra trong 8 tiếng ông phẫu thuật và phục hồi.

Tổng thống Mỹ có được nghỉ ốm? ảnh 1
Ảnh: AP

Năm 2002 và cuối năm 2007, Tổng thống Goerge W. Bush đã trao quyền cho cấp phó để khám nghiệm ruột kết. Mỗi lần, Phó tổng thống Dick Cheney chỉ làm quyền tổng thống trong hơn 2 giờ và trao trả lại quyền lực khi ông Bush trở lại làm việc. Trong suốt 8 năm làm tổng thống, ông Bush chỉ có 4 giờ không phải làm nhiệm vụ.

Đây là thông tin đáng ngạc nhiên vì số Tổng thống Mỹ bị ốm nặng trong thời gian cầm quyền chiếm tỷ lệ cao. Trường hợp được biết tới nhiều nhất là Tổng thống Woodrow Wilson, người bị đột quỵ nặng năm 1919 khiến nửa thân trái tạm thời không thể hoạt động. Ông cũng bị mù mắt trái và giảm thị lực mắt phải. Hiện vẫn chưa rõ tình trạng nhận thức của Tổng thống Wilson lúc đó vì vợ ông là bà Edith và bác sĩ Cary Grayson giữ kín.

Vậy Tổng thống Wilson đã điều hành đất nước như thế nào trong tình trạng như vậy? Thật ra, ông không làm gì cả. Vợ ông đã quyết định loại thông tin nào được chuyển cho ông và vấn đề nào bà giao thẳng cho người khác. Bà cũng cấm người khác tiếp cận trực tiếp tổng thống trong vài tuần sau khi ông bị đột quỵ. Ngoại lệ duy nhất là bác sĩ Grayson.

Sau này, bà Edith kể lại rằng bà đã nghiên cứu mọi giấy từ do các bộ trưởng và nghị sĩ gửi cho tổng thống. Bà khẳng định không bao giờ đưa ra một quyết định nào liên quan tới giải quyết việc công thay chồng. Tuy nhiên, điều này chưa được xác nhận.

Ông Wilson đã hồi phục trong một năm rưỡi sau đó nhưng vẫn có nhiều nghi vấn về việc liệu ông có thực sự đủ sức khỏe tâm thần và thể chất để tiếp tục làm tổng thống hay không. Dù vậy, ông Wilson từ chối từ bỏ quyền lực và đây chính là điểm mấu chốt được đưa ra thảo luận khi Tu chính án thứ 25 được dự thảo vài chục năm sau đó.

Trước và sau Tổng thống Wilson, có một số tổng thống cũng bị ốm ở mức độ khác nhau. Đáng chú ý nhất là trường hợp Tổng thống Dwight E. Eisenhowe. Khi còn tại nhiệm, ông Eisenhower bị đau tim nghiêm trọng và sau đó bị đột quỵ. Ông cũng phải phẫu thuận để cắt khoảng 25cm ruột non vì biến chứng bệnh viêm ruột.

Trong thời gian đó, ông Eisenhower đã nghỉ ốm vài ngày và nhờ Bộ trưởng Tư pháp Herbert Brownell Jr soạn thảo văn bản chuyển giao một số quyền lực và nhiệm vụ cho Phó tổng thống Richard Nixon.

Các tổng thống khác cũng làm điều tương tự khi cần thiết. Tuy nhiên, họ luôn thực hiện chuyển giao quyền lực trong bí mật để công chúng không biết gì về các vấn đề sức khỏe của mình. Tổng thống Eisenhower đã phá vỡ xu hướng giữ bí mật và tìm cách đặt tiền lệ để chính thức hóa việc này.

Trong thực tế, Khoản 6, Phần 1, Điều II trong Hiến pháp Mỹ cho phép chuyển giao quyền lực như vậy nhưng từ ngữ không rõ ràng, khiến người ta không rõ liệu trong trường hợp này, phó tổng thống có thực sự có quyền như tổng thống thống hay không. Nhiều vấn đề có thể nảy sinh đặc biệt là khi có tình huống khẩn.

Sức khỏe Tổng thống Kennedy

Vấn đề một lần nữa được đặt ra thời Tổng thống John F. Kennedy - người vốn là biểu tượng của sự sung mãn, tuổi trẻ và khỏe mạnh. Nhưng hóa ra, chính ông Kennedy lại là người cần đội ngũ bác sĩ hỗ trợ trong suốt thời làm tổng thống. Đây là thông tin mà chỉ mới gần đây công chúng mới biết.

Tổng thống Kennedy gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe và đều nghiêm trọng. Đầu tiên là căn bệnh Addison có thể đe dọa tính mạng. Đây là loại bệnh mà tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone cần thiết.

Tiếp đó là chứng loãng xương khiến lưng Tổng thống Kennedy bị rạn ba đốt sống. Ông cũng bị triệu chứng co thắt ruột kết, khiến ông bị những cơn đau bụng nghiêm trọng và thường xuyên bị tiêu chảy nguy hiểm. Ngoài ra, ông còn mắc chứng giảm hoạt động tuyến giáp.

Để điều trị tất cả những bệnh trên, Tổng thống Kennedy phải dùng hormone tuyến giáp, thuốc Ritalin, thuốc ngủ gây tê, thuốc Demerol, thuốc an thần, vô số loại thuốc chống tiêu chảy và kháng sinh cùng hơn 10 loại thuốc đủ loại nữa.

Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng tới tâm trạng và khả năng ra quyết định. Tuy nhiên, nếu không dùng, Tổng thống Kennedy sẽ ngã quỵ vì đau. Theo cố vấn chính trị Dave Powers, kể cả khi dùng thuốc, ông Kennedy cũng luôn phải đi lại bằng nạng. Khi khuất khỏi con mắt của công chúng, ông nghiến răng kèn kẹt vì đau. Còn khi xuất hiện trước đám ông, ông lại đi thẳng, mỉm cười, trông khỏe mạnh như nhà vô địch cử tạ thế giới. Để sau đó, Dave Powers lại phải dìu Tổng thống vào ô tô.

Tu nhiên, tình trạng bệnh tật của Tổng thống Kennedy không phải là xúc tác để soạn Tu chính án thứ 25 mà chính là khi ông bị bắn. Khi đó, một câu hỏi được đặt ra: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Kennedy còn sống nhưng trong tình trạng chết não?

Một năm rưỡi sau vụ ám sát Kennedy, tháng 7/1965, quốc hội gửi Tu chính án thứ 25 về các bang để thông qua và ngày 10/2/1967, Tu chính án này có hiệu lực. Nội dung tóm tắt của tu chính án là tổng thống không có ngày nghỉ ốm nhưng Tu chính án thứ 25 cho họ cơ chế nghỉ ốm nếu họ cảm thấy không thể thực hiện nhiệm vụ tổng thống. Tuy nhiên, hầu như không tổng thống Mỹ nào trong lịch sử từng sử dụng Tu chính án thứ 25, trừ hai trường hợp Ronald Reagan và George Bush kể trên. Đối với những người còn lại, họ có xu hướng dấu dư luận về bệnh tật, tìm cách sắp xếp công việc để có thể nghỉ ngơi đôi chút.

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.