Trồng cỏ nuôi thỏ New Zealand cho thu nhập cao ở Quỳnh Lưu

(Baonghean.vn) - Thành công với mô hình nuôi thỏ thương phẩm, ông Nguyễn Văn Dũng (xóm 2, Quỳnh Thạch, Quỳnh Lưu) muốn giúp đỡ các hộ dân trên địa bàn nhân rộng, liên kết hỗ trợ nhau về đầu ra sản phẩm nhằm tạo sự chuyển đổi về cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Sau khi thử nghiệm với mô hình nuôi lợn thịt, nuôi gia cầm nhưng do thiếu nhân lực nên ông Nguyễn Văn Dũng cải tạo chuồng trại để nuôi thỏ thương phẩm. Đây là mô hình khá mới mẻ ở địa phương nên để có kiến thức nuôi thỏ, ông Dũng mày mò tìm hiểu trên sách, tạp chí và lặn lội đến các trang trại nuôi thỏ trong tỉnh, các tỉnh phụ cận. Năm 2014, ông mua 10 con thỏ giống New Zealand về nuôi.
“Phải “trả học phí” 2 năm, mất trắng gần 100 triệu đồng. Nhưng cũng nhờ thế mà mình nắm chắc kỹ thuật nuôi thỏ” - ông Dũng chia sẻ. 
Thức ăn xanh chiếm đến 60% khẩu phần ăn của thỏ, trung bình mỗi ngày 1 con thỏ chỉ tiêu tốn hết khoảng 1.000 đồng tiền thức ăn. Ảnh: Thanh Phúc
Thức ăn xanh chiếm đến 60% khẩu phần ăn của thỏ, trung bình mỗi ngày 1 con thỏ chỉ tiêu tốn hết khoảng 1.000 đồng tiền thức ăn. Ảnh: Thanh Phúc

Theo ông Dũng, thỏ là loài vật có vốn đầu tư thấp, không kén chọn thức ăn, có thể tận dụng các loại rau, cỏ dại sẵn có trong vườn. Muốn nuôi thỏ đạt hiệu quả, ngoài khâu chọn giống, người chăn nuôi cần lưu ý từng giai đoạn phát triển của thỏ để có chế độ chăm sóc phù hợp. Bên cạnh việc tiêm vắc-xin phòng bệnh và bổ sung các loại vitamin, ông còn tận dụng diện tích đất xung quanh chuồng trại để trồng các loại như cỏ, lá mật gấu, đinh lăng, chè... vừa làm thức ăn, vừa là thảo dược để ngừa bệnh tiêu chảy và bổ sung chất đạm cho thỏ. 

“Thỏ rất dễ nhiễm bệnh ngoài da và đường ruột nên chuồng trại phải sạch sẽ, khô ráo. Thỏ được ngăn từng lồng. Lồng nuôi được đặt trên các trụ cách mặt đất 70 cm và được trang bị hệ thống uống nước tự động. Để hạn chế số lượng thỏ con bị chết, khi mới đẻ phải tách ra khỏi thỏ mẹ và nhốt riêng, ủ ấm đến khi thỏ con mở mắt. Sau 30 ngày tuổi thì chuyển sang giai đoạn nuôi thương phẩm”, ông Dũng chia sẻ.

Để hạn chế số lượng thỏ con bị chết, ông tách thỏ con mới đẻ ra khỏi thỏ mẹ và nhốt riêng, ủ ấm đến khi thỏ con mở mắt. Sau 30 ngày tuổi thì chuyển sang giai đoạn nuôi thương phẩm.
Thỏ con được tách riêng khỏi thỏ mẹ sau sinh. Ảnh: Thanh Phúc

Từ thành công của mô hình, ông quyết định đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi. Hiện tại, đàn thỏ của gia đình có 200 con thỏ mẹ, mỗi năm, một con thỏ mẹ đẻ 5 - 7 lứa, mỗi lứa 5 - 10 con. Sau 3,5 tháng tuổi, mỗi con nặng khoảng 2,5 - 3 kg, đủ trọng lượng xuất chuồng. Với giá thỏ hiện nay từ 80.000 - 120.000 đồng/kg, mỗi năm, trừ chi phí một thỏ mẹ có thể mang về lợi nhuận cho người nuôi từ 1,2 - 1,5 triệu đồng. Tính ra, hơn 200 con thỏ mẹ đang nuôi mang lại cho ông Dũng nguồn lợi nhuận từ 150-200 triệu đồng/năm.

Mỗi năm, từ 200 thỏ nái mang lại thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Ảnh: Thanh Phúc
Mỗi năm, từ 200 thỏ nái mang lại thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Ảnh: Thanh Phúc

Trước khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thỏ thương phẩm của ông được các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện đặt hàng trước, đến kỳ xuất chuồng là có xe đến tận trại thu mua. Tuy nhiên, 2 năm nay, dịch bùng phát mạnh nên đầu ra hạn chế. Hiện ông đang chờ dịch lắng xuống, thị trường khôi phục sẽ mở rộng trang trại, nâng quy mô lên 400 thỏ nái. Đồng thời, ông sẵn sàng trao kinh nghiệm, cung cấp giống cho các hộ dân có nhu cầu để nhân rộng mô hình nuôi thỏ, từ đó, liên kết lại với nhau để tìm đầu ra ổn định, bền vững.

Hiện xã Quỳnh Thạch đang có kế hoạch nhân rộng mô hình này gắn với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong tiến trình xây dựng NTM nâng cao. Ảnh: Thanh Phúc
Hiện xã Quỳnh Thạch đang có kế hoạch nhân rộng mô hình này gắn với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong tiến trình xây dựng NTM nâng cao. Ảnh: Thanh Phúc

Ông Nguyễn Bá Trinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Thạch cho biết: “Mô hình nuôi thỏ của ông Dũng có hiệu quả kinh tế cao so với các loại vật nuôi khác, sản phẩm xuất chuồng đến đâu được tiêu thụ đến đấy. Đây là một mô hình làm kinh tế trang trại điển hình của xã, nên thời gian tới, địa phương sẽ giới thiệu để người dân ai có nhu cầu đầu tư thì học hỏi nhân rộng phát triển kinh tế”. 

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi.