"Pháo Điện Biên" và bài học vô giá

Đại tá Nguyễn Đình Chuân - nguyên Chủ nhiệm Phòng không Quân khu 4, từng chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, trò chuyện với PV Báo Nghệ An.

- Thưa Đại tá Nguyễn Đình Chuân, là một người lính tham gia từ đầu đến cuối Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần mình vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc; đã 61 năm trôi qua, ký ức đậm nét của ông là gì?
- Tôi chưa bao giờ quên hình ảnh cờ “Quyết chiến quyết thắng” của quân ta tung bay trên điểm cao A1 ngày 7/5/1954 và hình ảnh hơn 2.000 quân địch rút chạy giơ cờ trắng đầu hàng. 
- Tôi cũng còn nhớ, địch khi đó hết sức hoảng loạn, bao nhiêu đạn pháo chúng trút xuống Điện Biên khiến cả lòng chảo này rực lửa khốc liệt… Là một người lính, tôi thấy vinh dự và tự hào vì được trực tiếp tham gia chiến đấu từ đầu đến cuối Chiến dịch Điện Biên Phủ và được góp một phần nhỏ bé vào chiến thắng vang dội này.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng ghi dấu một mốc son trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên, quân ta kéo pháo hạng nặng đánh vào sườn địch và trở thành một huyền thoại trong Chiến thắng Điện Biên Phủ. Là một trong những sỹ quan đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản về pháo phòng không và được áp dụng thực tế ngay tại Chiến dịch Điên Biên Phủ, ông có thể nói thêm về huyền thoại ấy…
Đại tá Nguyễn Đình Chuân trò chuyện với phóng viên.
Đại tá Nguyễn Đình Chuân trò chuyện với phóng viên.
- Năm 1950, tôi nhập ngũ khi 19 tuổi. Vào quân đội tôi được cử đi học văn thư. Kết thúc khóa học, nhờ có thành tích học tốt, có giấy khen, có năng lực nên tôi được cử sang học ở Trường Lục quân Quảng Tây (Trung Quốc) về pháo phòng không, sử dụng pháo hạng nặng.  Học về tôi được phong Trung đội phó, Khẩu đội trưởng của Khẩu 37 ly, khẩu tân tiến, hiện đại nhất. “Vào” chiến dịch, để kéo một chiếc pháo ấy, cần hơn 100 người. Địch theo dõi thường xuyên nên hành trình của chúng tôi khi đó là đêm kéo, ngày ngụy trang kỹ, những đêm nào có trăng thì kéo không ngừng nghỉ. Để kéo được pháo qua đèo Pha Đin chúng tôi mất trọn một đêm… Kéo pháo vào rồi, có lúc lại phải kéo ra và  đây là nhiệm vụ thực sự vất vả, nhất là khi bị địch thả pháo sáng phát hiện và  tăng cường ném bom. Tôi lúc này ở Đại đội 828, đi ngay sau Đại đội pháo 827 của Tô Vĩnh Diện. Lúc ông hy sinh, chúng tôi ở ngay phía sau và chứng kiến toàn bộ quá trình ông và động đội nỗ lực để giữ pháo khỏi văng xuống vực. Đó thực sự khốc liệt…
-  Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của đội quân viễn chinh Pháp. Ở đây ngoài đội quân đông, công sự dày đặc, quân Pháp còn có ưu thế tuyệt đối về không quân và xe tăng. Theo ông, đâu là nguyên nhân để chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng trong hoàn cảnh tương quan lực lượng lúc đó?
- Trong quá trình tham gia chiến dịch, chúng tôi được học tập chính trị thường xuyên, quân và dân một lòng tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và các tướng lĩnh. Tôi còn nhớ rất rõ, khi chúng ta chuẩn bị triển khai chiến dịch thì từ hậu phương tin về chính sách giảm tô đã được triển khai, anh em phấn khởi lắm vì từ bây giờ người nông dân đã bắt đầu có ruộng mà lính Điện Biên Phủ thì hầu hết xuất thân từ nông dân. Rồi Bác Hồ gửi thư đến động viên toàn bộ cán bộ, chiến sỹ trước giờ ra trận… Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên một sức mạnh thần kỳ, giúp cho bộ đội, dân công không lùi bước trước khó khăn, chấp nhận mọi hy sinh, gian khổ để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình chiến đấu với kẻ thù, chúng ta có rất nhiều kế sách để nghi binh địch, cố gắng giữ kín lực lượng, quyết tâm cao, thủ đoạn khôn khéo làm cho địch rơi vào hoàn cảnh bị động. Trong Chiến dịch Điên Biên Phủ chúng ta sử dụng “kế” rất nhiều, chờ giai đoạn chín muồi mới chuyển sang tổng tiến công nhằm “đánh nhanh, thắng nhanh”, “đánh chắc thắng chắc”. Và nhờ sự chỉ đạo tài tình đó, chiến dịch đã thành công vang dội “chấn động địa cầu”...
- Ông có thể chia sẻ, Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời binh nghiệp của ông?
- Với tôi, Điện Biên Phủ là một cuộc tập trận đầu tiên, giúp tôi trưởng thành và là nơi để tôi “đi” những bước đầu tiên về nghệ thuật phòng không không quân. Những chiến thắng sau này của tôi và đồng đội để bảo vệ bầu trời Hà Nội, bảo vệ Hải Phòng, bảo vệ Thành phố Vinh, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị… đều bắt đầu từ những bài học vô giá của những ngày ...“đầu nung lửa sắt/khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt/ máu trộn bùn non”... ấy.
- Xin cảm ơn Đại tá về cuộc trò chuyện này!
Mỹ Hà

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.