Người trở về từ "địa ngục trần gian"

(Baonghean) - Câu chuyện mà sau đây tôi kể cho các bạn nghe, có lẽ sẽ chẳng được in trong cuốn sách nào viết về “địa ngục trần gian” Côn Đảo mà các bạn có thể tìm thấy. Cũng chẳng có hướng dẫn viên nào thuyết minh những gì tôi sắp nói sau đây, bởi lẽ đây là câu chuyện của riêng tôi. Của ba tôi. 

"...Ba tôi tên là Huỳnh Văn Biện, là một cựu tù đã sống sót khỏi quãng thời gian đày ải ở chính tại nhà tù địa ngục Côn Đảo này. Ba đi chiến trường từ khi tôi còn nhỏ không biết mặt ba và biệt tăm từ đấy. Cả gia đình đinh ninh ba đã hy sinh ở đâu đó dưới làn tên, mũi đạn kẻ thù…Thế rồi miền Nam giải phóng, trong niềm vui chung của dân tộc không tránh khỏi niềm đau riêng của những người vợ, người mẹ, người con chịu cảnh ly biệt, tang tóc.
Tôi còn nhớ như in ngày ba về. Lúc đó, má đang làm ở ngoài đồng, tôi thơ thẩn đi theo phụ việc vặt thì thấy chị Tư hớt hải vừa chạy vừa la “Ba còn sống, má ơi, ba về rồi!”. Má tôi gắt “Con nói bậy gì vậy, ba con hy sinh rồi! - Ba chưa chết, ba còn sống mà má, ba về nhà ngồi đợi má kìa, má về ngay đi kẻo ba mong!”. Má tôi nửa tin nửa ngờ, bỏ hết đồ đạc, dắt tôi vội vã chạy về nhà. Hồi đó tôi lên mười hai tuổi, không còn quá ngây ngô như trẻ con lên năm, lên ba, nhưng trong tâm thức của tôi, ba chỉ hiện ra như một bóng hình không bao giờ rõ mặt. Tôi chỉ biết rằng, “ba về” là một sự kiện hết sức đặc biệt. Bước vào nhà, thấy một người đàn ông vẻ mặt khắc khổ, ánh mắt phảng phất sự u buồn, có lẽ là vì vừa đi qua những năm tháng không lấy gì làm tươi đẹp. Ông ngước lên nhìn tôi và nói bằng giọng trìu mến “Út đó hả, lớn quá rồi ba nhận không ra, hồi ba đi con còn bé quá”. Tôi oà khóc, chạy lại ôm ba chặt cứng. Thế là tôi đã được gặp ba. 
Sau khi thu xếp công việc, đồ đạc ở quê nhà Cần Thơ, ba dẫn mấy má con ra Côn Đảo, cùng với 152 người tù khác vực dậy sự sống từ chính nấm mồ khổng lồ đã chôn vùi xương máu và tuổi xuân của không biết bao nhiêu anh em đồng chí. Ba tôi được bổ nhiệm làm Phó ban Quản lý khu di tích nhà tù Côn Đảo, trực tiếp hướng dẫn cho mọi người thuyết minh về lịch sử đẫm máu của “lò chôn người” lớn nhất nhì Đông Dương này. Tôi thường thơ thẩn theo ba đi khắp nơi trên đảo, nghe ông kể về những ngày tháng đen tối nhất của cuộc đời mà ông sẽ không bao giờ quên. 
Chị Huỳnh Thị Kim Loan bồi hồi kể lại câu chuyện của cha mình. 	Ảnh: t.a
Chị Huỳnh Thị Kim Loan bồi hồi kể lại câu chuyện của cha mình. Ảnh: T. A
Đó là lúc đi qua Nghĩa trang Hàng Dương, nơi không biết bao nhiêu đồng đội, đồng chí bị xử bắn rồi quăng xác xuống biển. “Mười ngàn người đang nằm im lìm dưới làn nước trong xanh kia Út ạ. Con thấy nước biển ở đây có xanh, có đẹp không? Còn ba, cứ nhắm mắt lại là ba rùng mình tưởng như cả vùng biển này đã nhuốm đỏ màu máu”. Mười ngàn người! Khi tổ chức quy tập, người ta chỉ tìm được 74 bộ hài cốt, còn con số chính xác chỉ có thể dựa trên sổ sách, ghi chú của quản ngục và chúa đảo mà ước chừng. 
Đó là lúc đi qua Sở lò vôi - nơi tù nhân lao động khổ sai phải lặn xuống biển lấy san hô về để chế thành vôi bột. Theo lời ba kể, đó là công việc khổ sai đáng sợ nhất, không phải vì vất vả nhất mà vì vôi bột đó lại được dùng để tra tấn chính anh em đồng chí của mình. Trong vô vàn cách thức tra tấn tàn bạo trong nhà tù Côn Đảo, rắc vôi bột lên người và dội nước bẩn là cách tra tấn thường xuyên được sử dụng nhất. Vôi bột khi gặp nước sẽ nóng bỏng và khiến da thịt của người tù bị lở loét, trong điều kiện vệ sinh nghèo nàn, sẽ bị thối rữa và lâu ngày dẫn đến hoại tử. 
Đó là lúc đi qua bãi Nhát, nơi những tù nhân vượt ngục tìm đến, kết bè, trốn về đất liền. Vào mùa Đông, thuận chiều gió chỉ cần 30 tiếng đồng hồ là có thể cập bờ. Năm 1952, 198 người tù khổ sai đã thực hiện cuộc đấu tranh vũ trang và làm chủ tình thế, nhưng do thời tiết không thuận lợi nên vượt biển không thành. Hơn 100 người bị bắt lại, tra tấn hành hình dã man. Số còn lại bỏ mạng trên vùng biển xưa kia có nhiều cá mập. “Nhưng thà chết dưới hàm răng thú dữ còn hơn bị nhục hình, tra tấn, sống không bằng chết dưới bàn tay kẻ thủ”, ba tôi thốt lên, căm phẫn nhưng đầy bi thương. 
Nhưng khi được ba dẫn vào Chuồng cọp Mỹ, tôi mới thực sự hiểu vì sao người ta gọi Côn Đảo là “địa ngục trần gian”. 384 phòng biệt giam là 384 căn buồng chật chội, kín bưng và hầm hập hơi nóng vào mùa hè. Trong mỗi ô “chuồng” ấy, 15 - 20 con người chen chúc nhau, không có bệ nằm, thậm chí muốn nằm cũng không thể nằm nổi. Bởi những đợt cao trào cấm cố, cai ngục không cho ra ngoài gần hai tháng trời. Chiếc thùng gỗ nhỏ đựng phân và nước tiểu tràn ra sàn, biến căn phòng thành một hố phân không hơn không kém. Muốn nằm xuống phải cởi áo ra để lùa bớt phân và nước tiểu, dành lại một khoảng tạm đặt lưng được. Chỉ những người ốm yếu, bệnh tật nặng nhất mới được ưu tiên nằm xuống. Càng nhiều đồng chí bị bệnh tật, chỗ đứng cho các anh em càng thu hẹp lại từng chút, từng chút. Tôi nhìn không chớp mắt khuôn mặt ba, ở đó vẫn còn hằn in nỗi sợ hãi và căm thù cháy bỏng đối với tội ác của kẻ thù. 
Ông hỏi tôi, giọng sắc lạnh: “Con có biết tại sao nhà tù này các dãy phòng được xây chật hẹp, lối đi giữa hai dãy chỉ vừa lọt một người, cửa phòng giam bằng kim loại dày, chốt cửa lớn, nặng không?”. Tôi sợ hãi lắc đầu. “Là để làm như thế này đây!”, dứt lời, ông mở cánh cửa nặng nề và đóng mạnh, tạo thành một tiếng động tưởng như long trời lở đất. Tôi giật nảy người. “Chưa hết đâu Út à”, ba tôi cười khổ. Ông nắm lấy chiếc then cài, dập ra dập vào nghe chát chúa, đinh tai nhức óc. Những thanh âm lạnh lẽo ấy như vọng lại hàng trăm, hàng nghìn lần, tôi sợ hãi đưa tay lên bịt tai, nhìn ba - khuôn mặt cũng méo mó đi, như thể quá khứ năm nào lại hiện về giày vò, hành hạ.
Ba dẫn tôi ra ngồi dưới gốc cây bàng cổ thụ - có lẽ phải đến hơn trăm năm tuổi. Khoảng sân rộng và tàng lá xanh này khi xưa đã từng gieo vào lòng ba, cũng như mọi người tù khác, nỗi khao khát tự do đến cháy bỏng, thiêu đốt tâm hồn họ hơn bất kỳ cách thức tra tấn, nhục hình nào của kẻ thù. Ba nhặt lên một chiếc lá bàng, bảo rằng ngày đó mỗi lần được thả ra sân, đều tìm cách giấu lá bàng và những ngọn cỏ để ăn, vì cơm tù không có rau lâu ngày làm da bị thâm đen. “Rủi bị cai ngục bắt gặp, không những không có lá ăn mà còn ăn một trận đòn no nê. Chúng bảo: Cỏ này của quốc gia trồng, muốn ăn thì phải chào cờ, phải hát quốc ca”.
Nhưng chúng nhầm. Người tù cách mạng đời nào chịu khuất phục, quỳ gối trước kẻ thù cướp nước. Miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, quân địch trên đảo như rắn mất đầu, tình hình hỗn loạn. Đêm 30/4, rạng sáng ngày 1/5/1975, tin giải phóng truyền đến các trại tù, lan đi như một làn sóng mạnh mẽ. Tù nhân trại 7 mở được cửa, chạy đến các trại khác giải cứu anh em. Trong cuộc điện đàm đầu tiên với đất liền, phía trong kia hỏi: “Anh em Côn Đảo thiếu gì, cần gì?”, ở bên này nghẹn ngào trả lời: “Chúng tôi cần ảnh Bác”. Hy vọng, niềm tin vào ánh sáng, vào những khoảng trời với tán lá xanh, tất cả những nỗi niềm khát khao cháy bỏng trong ngần ấy năm tháng, gói lại trong câu trả lời giản đơn mà khiến tất cả không cầm được nước mắt…
Đó là câu chuyện của ba tôi, một cựu tù đã đến và chứng kiến những thứ còn kinh khủng hơn cả cái chết. Sự sợ hãi, bóng tối, những cơn đau thể xác và tinh thần giết dần mòn sự sống, có lẽ cuộc đời này không còn gì mà họ không thể đi qua, một khi đã trở về từ “địa ngục trần gian”. Tôi là Huỳnh Thị Kim Loan, con của ba tôi - ông Huỳnh Văn Biện. Tôi sống trên Côn Đảo đã được 30 năm và sẽ ở lại nơi này để câu chuyện của ba tôi, câu chuyện của đất nước sống mãi. Đến tận muôn thế hệ mai sau…”.
Thục Anh (Ghi)

tin mới

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.