Nghệ An: Bộ sưu tập nhạc cụ độc đáo 'có một không hai'

(Baonghean.vn) - Là giáo viên dạy thể dục về hưu nhưng nhà giáo ưu tú Nguyễn Thanh Phúc (66 tuổi) trú tại khối 7, Thị trấn Thanh Chương lại đặc biệt đam mê sưu tầm, chế tác và biểu diễn nhạc cụ dân tộc. 

1.	Niềm đam mê nhạc cụ dân tộc của ông Phúc khởi nguồn từ thuở ấu thơ, khi còn chăn trâu cắt cỏ. Suốt cả quãng đời đi học, đi dạy cho tới lúc về hưu, niềm đam mê ấy vẫn không ngừng được hun đúc.
Niềm đam mê nhạc cụ dân tộc của ông Phúc được khơi nguồn từ thuở ấu thơ, khi còn chăn trâu cắt cỏ. Suốt cả quãng đời đi học, đi dạy cho tới lúc về hưu, niềm đam mê ấy vẫn không ngừng được hun đúc.
2.	Trong nhà ông Phúc có hẳn một không gian dành riêng cho nhạc cụ dân tộc với hơn 40 đầu sản phẩm thuộc đủ 4 bộ: hơi (sáo, tiêu, khèn, tù và, đàn môi…), dây (đàn bầu, thập lục huyền cầm, nhị), da (trống cơm, trống tầm vông), gõ (Tơ rưng, đàn đá, đàn bát). Các loại nhạc cụ treo khắp tường nhà.
Trong nhà ông Phúc có hẳn một không gian dành riêng cho nhạc cụ dân tộc với hơn 40 sản phẩm thuộc đủ 4 bộ: hơi (sáo, tiêu, khèn, tù và, đàn môi…), dây (đàn bầu, thập lục huyền cầm, nhị), da (trống cơm, trống tầm vông), gõ (tơ rưng, đàn đá, đàn bát).  
Riêng sáo có hàng chục chiếc vởi đủ loại: sáo ngang, sáo độc tấu, sáo đệm dân ca, sao pha trần, sáo mini, sáo mẹo kép, sáo bầu…
Riêng sáo có hàng chục chiếc vởi đủ loại: sáo ngang, sáo độc tấu, sáo đệm dân ca, sao pha trần, sáo mini, sáo mẹo kép, sáo bầu…
4.	Đầu giường ngủ của ông, treo hẳn một bộ tù và 6 chiếc cùng chiếc kèn Hmông mà ông thường biểu diễn.
Đầu giường ngủ của ông, treo hẳn một bộ tù và 6 chiếc cùng chiếc kèn Hmông mà ông thường biểu diễn.
5.	Số nhạc cụ này, 2/3 là do ông sưu tầm, phục chế, còn 1/3 là do ông tự làm. Có những chiếc đàn phải mất cả hàng năm trời để tìm kiếm nguyên vật liệu, rồi mày mò tự đục đẽo, cắt gọt trên nhiều chất liệu khác nhau (đá, gỗ, sừng) mới chế tác nên sản phẩm. Trong những nhạc cụ thuộc bộ dây mà ông chế tác, chiếc thập lục huyền cầm là làm kỳ công nhất.
Số nhạc cụ này, 2/3 được ông sưu tầm, phục chế, còn lại do ông tự làm. Có những chiếc đàn phải mất cả hàng năm trời để tìm kiếm nguyên vật liệu, rồi mày mò tự đục đẽo, cắt gọt trên nhiều chất liệu khác nhau (đá, gỗ, sừng) mới chế tác nên sản phẩm. Trong những nhạc cụ thuộc bộ dây mà ông chế tác, chiếc thập lục huyền cầm là làm kỳ công nhất.
6.	Chiếc đàn Cơ níp của dân tộc Ơ Đu có tuổi đời trên cả trăm năm, đây là vật kỷ niệm của một già làng ở Kỳ Sơn tặng ông khi ông dạy học ở miền Tây kỳ bí.
Chiếc đàn Cơ níp của dân tộc Ơ Đu có tuổi đời trên cả trăm năm, là vật kỷ niệm của một già làng ở Kỳ Sơn tặng ông khi ông dạy học ở miền Tây.
7.	Chiếc đàn đá này được chế tác công phu, bởi đá làm đàn tạo âm thanh hay không phải nơi nào cũng có. Ông Phúc cho biết, ông đã từng lặn lội lên các huyện miền Tây, đến nhiều khe suối, hang động nổi tiếng như Khe Hao (Quỳ Hợp), lèn Rỏi (Tân Kỳ), lèn Yên Khê (Con Cuông), bản Pủng ( Tương Dương)… và ra cả Ninh Bình để tìm đá.
Chiếc đàn đá này được chế tác công phu, bởi đá làm đàn tạo âm thanh hay không phải nơi nào cũng có. Ông Phúc cho biết, ông đã từng lặn lội lên các huyện miền Tây, đến nhiều khe suối, hang động nổi tiếng như Khe Hao (Quỳ Hợp), lèn Rỏi (Tân Kỳ), lèn Yên Khê (Con Cuông), bản Pủng ( Tương Dương)… và ra cả Ninh Bình để tìm đá.
8.	Nhạc cụ dân tộc trong nhà ông được, treo, mắc, cất đặt ở khắp mọi nơi, trên tường, trên tủ, trên phản, dưới gầm dường… Ngoài nhạc cụ dân tộc ông còn sưu tầm các loại nhạc cụ phương tây, lưu giữ hàng chục bộ cung nỏ thời xưa treo dày dưới nóc nhà.
Nhạc cụ dân tộc trong nhà ông được, treo, mắc, cất đặt ở khắp mọi nơi, trên tường, trên tủ, trên phản, dưới gầm dường… Ngoài nhạc cụ dân tộc ông còn sưu tầm các loại nhạc cụ phương tây, lưu giữ hàng chục bộ cung nỏ thời xưa treo dày dưới nóc nhà.
9.	Ông Phúc bên giàn đàn đá tự nhiên trước sân nhà. Đá ở đây do ông tìm kiếm và bạn bè gửi từ khắp nơi về.
Ông Phúc bên giàn đàn đá tự nhiên trước sân nhà. Đá ở đây do ông tìm kiếm và bạn bè gửi từ khắp nơi về.
Không chỉ ham thích sưu tầm, chế tác nhạc cụ dân tộc mà ông còn có thể chơi được hầu hết các loại nhạc cụ mà ông có. Ngoài ra, ông còn là nhà “sáng chế” đồ dùng trực quan dạy học nổi tiếng và là “nhà” ảo thuật với hơn 100 tiết mục được viết thành tuyển tập.
Không chỉ ham thích sưu tầm, chế tác nhạc cụ dân tộc mà ông còn có thể chơi được hầu hết các loại nhạc cụ mà ông có. Ngoài ra, ông còn là nhà “sáng chế” đồ dùng trực quan dạy học nổi tiếng và là “nhà” ảo thuật với hơn 100 tiết mục được viết thành tuyển tập.
Trong các loại nhạc cụ mà ông sưu, tầm chế tác, đàn bầu, sáo bầu, đàn đá, đàn bát, sáo mẹo kép… là những nhạc cụ mà ông chơi điêu luyện và thường đi biểu diễn những dịp lễ hội.
Trong các loại nhạc cụ mà ông sưu, tầm chế tác, đàn bầu, sáo bầu, đàn đá, đàn bát, sáo mẹo kép… là những nhạc cụ mà ông chơi điêu luyện và thường đi biểu diễn những dịp lễ hội.
12.	Ông Phúc cũng có thể chơi khèn Hmông như một trai làng Hmông thực thụ
Ngoài ra, ông Phúc cũng có thể chơi khèn như một trai làng H'mông thực thụ.

Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.