Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

(Baonghean) - Không ai biết chính xác phong tục đón Tết Trung thu có tự khi nào. Chỉ biết rằng, đó là một ngày vui đặc biệt mà tuổi thơ không thể bỏ qua trong đời.  

Mùa Trung thu, trẻ em háo hức cả tháng. Bữa cơm tối cũng kết thúc sớm hơn thường ngày để khi trời thực sự tắt nắng, trẻ con í ới gọi nhau ra đường ngắm trăng rằm. 

Đêm Trung thu ông Trăng như tròn hơn, sáng hơn và cũng gần hơn để trẻ em được nhìn rõ hơn hình ảnh cây đa, nghe người lớn kể lại sự tích chị Hằng - chú Cuội.  Mọi người thường tập hợp lại và tổ chức múa lân, múa sư tử. Trẻ em náo nức tay cầm đèn ông sao, đèn cá chép, cùng bạn bè tung tăng khắp các ngả trong tiếng lân  rộn ràng; Người lớn cùng nhau thưởng nguyệt, ăn bánh, uống trà nói chuyện đến tận khuya. Những mùa Trung thu bình dị mà ấm áp như thế có lẽ sẽ chẳng bao giờ phai trong tâm trí của mọi người. 

 

Tết Trung thu là tết của trẻ em, là ngày mà người lớn dành tất cả tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc đối với thế hệ măng non. Vì thế mà trên khắp dải đất cong cong hình chữ S này, thấp thoáng sau những lũy tre xanh, từ bao đời nay, những người thợ thủ công bằng bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú và lòng yêu thương con trẻ, đã tỉ mẩn nặn từng con tò he, bồi từng cái mặt nạ theo tuồng tích dân gian, làm trống, làm đầu lân, đầu sư tử để đêm Trung thu thêm rộn ràng với tiếng trống lân mang niềm vui đến cho mọi nhà.

Các bà, các mẹ cũng dành cho con trẻ những loại trái cây ngon nhất hái từ vườn nhà, làm những cái bánh dẻo, bánh nướng thơm ngon, mang đậm đà phong vị quê hương để các con được đón Tết Trung thu thêm rộn ràng và ý nghĩa. 

Sinh thời, Bác Hồ luôn dành nhiều tình thương yêu cho thiếu niên nhi đồng. Những dịp Trung thu, Bác luôn làm thơ, gửi quà tặng thiếu nhi. Bác còn đi thăm và chung vui cùng các cháu thiếu nhi động viên các cháu học giỏi chăm ngoan. 

Tết Trung thu năm 1951, Bác viết:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng 

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.

Trung thu năm 1952, Bác viết nói lên tình thương yêu vô bờ bến của Bác đối với các cháu:

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh

Tính các cháu ngoan ngoãn

Mặt các cháu xinh xinh.

Đến năm 1953, đồng cảm cùng các cháu, Bác viết:

Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông

Được tin thắng trận cờ hồng tung bay

Các cháu vui thay

Bác cũng vui thay

Thu sau so với Thu này vui hơn. 

Dẫu cuộc sống có lúc khó khăn nhưng một khi hoài niệm về những giá trị tinh thần quý báu, người ta vẫn muốn duy trì nó như một nét đẹp truyền thống cần phải giữ gìn. Để rồi cứ đến rằm tháng Tám, dù bận rộn đến đâu, mọi người vẫn dành thời gian để chuẩn bị một cái Tết Trung thu thật ý nghĩa để trẻ con được vui vầy cùng bạn bè trang lứa. 

 

Những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế thị trường, Tết Trung thu dường như đã xa dần với truyền thống.  Nhà cao tầng ở đô thị đã che mất ánh trăng, tiếng trống múa sư tử thưa thớt, còn ở chợ đồ chơi Trung thu cho trẻ em thì các đồ chơi truyền thống bị lép vế trước các đồ chơi hiện đại. Tràn ngập khắp nơi là các sản phẩm công nghiệp, nào là ô-tô, máy bay, xe máy, xe tăng, súng ống, giáo mác...

Các em đã đón ánh trăng thơ mộng bằng những trò chơi máy móc, trong đó có nhiều trò chơi mang tính bạo lực, vừa nguy hiểm, vừa kích thích tính xấu trong con người. Người ta đua nhau đi mua các loại đồ chơi hiện đại, đắt tiền, ít chú ý đến con tò he nặn bằng bột gạo pha màu, vừa rẻ, vừa có ý nghĩa gợi mở cho các em sức tưởng tượng. Ngay cả bánh nướng, bánh dẻo ngày xưa làm bằng phương pháp thủ công với hương vị rất đặc trưng, nay người ta làm bằng đủ loại nguyên liệu đắt tiền, có hộp bánh lên tới tiền triệu. Ðắt tiền mà lại không mang hương vị truyền thống và có lẽ chỉ dành cho người lớn, chỉ để dành đi biếu xén chứ không thích hợp với các mâm cỗ trông trăng.

 

Chúng ta thường nói, để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc phải giáo dục ngay ở độ tuổi thiếu nhi, ở tuổi học đường. Tiếng hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ đã theo suốt cả đời người để hướng về cội nguồn, quê hương, xứ sở. Mới đây, chúng ta đã triển khai Dự án "Sân khấu học đường" giúp các em học hỏi và yêu thích bộ môn nghệ thuật dân tộc, rồi chương trình Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực đưa các em đến với các di tích lịch sử, văn hóa, để tìm hiểu truyền thống vẻ vang của ông cha, rồi từ đó học tập, góp phần bảo vệ và phát huy...

Cũng vì thế, Tết Trung thu chính là dịp để các em tiếp xúc và hưởng thụ văn hóa truyền thống của dân tộc, đó là dịp tốt để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Cho nên khi tổ chức Tết Trung thu cho các em, cần nhận thức sâu sắc điều đó. 

Việc tổ chức Tết đậm đà truyền thống không những chỉ tránh lãng phí mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, mang lại cho các em những cảm xúc trong sáng, lành mạnh. Nó còn tạo điều kiện cho các em ở vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi còn nhiều khó khăn vui Tết, ngắm trăng. Tết Trung thu lôi cuốn các em vào những sinh hoạt tập thể, lúc này cần đến những tiết mục múa hát dân gian, cần đến nhiều trò chơi dân gian để các em vui chơi thỏa thích dưới ánh trăng. Để những tinh hoa văn hóa dân tộc của Tết Trung thu sẽ đọng lại mãi mãi trong tâm hồn các em.

Vân Thiêng

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.