Dâng hương tưởng niệm cụ Phan Bội Châu tại TP Huế

(Baonghean.vn) - Chuẩn bị cho lễ khánh thành nhà tưởng niệm cụ Phan Bội Châu ở thị trấn Nam Đàn (Nghệ An) và lễ giỗ lần thứ 76 của ông vào ngày 29/10 tới, ngày 22/10, đại diện Hội cựu học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu và Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm cụ tại Khu lưu niệm di tích Phan Bội Châu tại phường Trường An, Thành phố Huế. 

Toàn cảnh Khu Di tích lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu tại Huế.
Khu Di tích lưu niệm Phan Bội Châu thuộc phường Trường An, thành phố Huế. Là một trong những lãnh tụ phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX, tháng 6/1925, cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải ( Trung Quốc), bị kết án tù chung thân, nhưng trước áp lực đấu tranh đòi ân xá buộc thực dân Pháp phải đưa cụ về giam lỏng ở Huế. Với tình cảm thương mến và trân trọng cụ Phan, nhân dân cả nước và Thừa Thiên Huế đã tự nguyện quyên góp để mua khu vườn ở dốc Bến Ngự và làm nhà cho cụ ở. Nơi đây cụ đã sống những năm tháng cuối đời ( 1926-1940) và cũng là nơi yên nghỉ của cụ.
Khu lăng mộ.
Mặc dù bị thực dân Pháp quản thúc chặt chẽ song thực dân Pháp và tay sai vẫn không khuất phục được lòng yêu nước, ý chí cách mạng của cụ Phan Bội Châu. Đây cũng nơi tập hợp những tầng lớp những thanh niên trí thức ưu tú, có ý thức tiến bộ, giác ngộ cách mạng, nhiều người sau này trở thành nòng cốt của Đảng như Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Võ Nguyên Giáp...
Dâng hương.
Hình ảnh "ông già Bến Ngự" trong 15 năm cuối đời đã in đậm trong tình cảm, lòng người dân xứ Huế và cả nước, là tinh thần sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí cách mạnh để các thế hệ hôm nay và mai sau mãi học tập và noi theo.
Nhà tranh.
Ngôi nhà tranh của cụ đã được phục dựng năm 1997 và được tu sửa hàng năm. 
Bia
Trong khuôn viên di tích còn có Bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt - Nhật từ phong trào Đông Du được cụ Phan phát động đầu thế kỷ 20 do những người Nhật hảo tâm trao tặng nhân 70 năm ngày mất của chí sỹ Phan Bội Châu.
Giếng nước
Ông Phan Thiệu Cát (người thứ ba từ trái qua) là cháu nội của cụ Phan Bội Châu, hiện đang sống tại Canada vẫn thường đi về thường xuyên để thăm nom khu Di tích lưu niệm này, bởi đây cũng là nơi thờ tự của gia đình ông. Ông Thiệu Cát chia sẻ, gia đình luôn gìn giữ nếp nhà xưa, nhất là chiếc giếng và vườn cũ như thời cụ sống. Điều đặc biệt,  có những năm hạn hán nặng, cái giếng này đủ nước cung cấp cho bà con trong vùng.
Bà Châu
Đến thăm Khu Di tích lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu tại Huế, dễ dàng cảm nhận một không khí yên lành, ấm cúng bởi ngôi nhà và các di vật của cụ luôn được bà Phan Thị Hạnh Châu - người cháu dâu luôn chăm chút và gìn giữ như những bảo vật.
ông bà Cát
Ông Phan Thiệu Cát và bà Phan Thị Hạnh Châu cũng cho biết, gia đình đang có một số dự định tu bổ và tôn tạo khu vườn nhà như xây dựng một thư viện nhỏ, tạo một số cảnh quan cho Khu Di tích để đây thực sự là điểm đến của những người yêu mến cụ Phan. Vào ngày 29/10 tới đây, 2 ông bà  sẽ về Nghệ An dự lễ khánh thành nhà tưởng niệm cụ tại Khu Di tích Phan Bội Châu ở Nam Đàn và lễ giỗ lần thứ 76 của cụ.

An Nhân 

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.