Tại sao dân ca ví, giặm còn thiếu sức hút?

(Baonghean) - Theo các nhà chuyên môn, mươi năm trở lại đây, chủ thể của dân ca ví, giặm là người dân đang thiếu tính sáng tạo và đặc biệt, các tác phẩm trình diễn rất thiếu hơi thở đương đại.

CLB dân ca: Lượng nhiều, chất ít

Để đưa dân ca ví, giặm trở về cội nguồn, 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã có sáng kiến thành lập câu lạc bộ dân ca ở các địa phương, đơn vị. Với mục tiêu qua việc truyền thụ, phổ biến các làn điệu dân ca và việc tổ chức sinh hoạt ở các CLB, dân ca ví, giặm sẽ không những được bảo tồn các giá trị nguyên gốc mà được phát triển cả về làn điệu lẫn sự yêu mến của đại đa số người dân... Tính đến nay, riêng Nghệ An đã có trên 100 câu lạc bộ dân ca ví, giặm, với 870 nghệ nhân.

Câu lạc bộ xã Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu)tham gia Liên hoan Dân ca ví, giặm năm 2016.
Câu lạc bộ xã Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu) tham gia Liên hoan Dân ca ví, giặm năm 2016.

Tuy nhiên, theo Nhạc sỹ Nguyễn Đình Đắc - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ: Số lượng nhiều, nhưng chỉ có một số ít câu lạc bộ hoạt động có chất lượng, có thể kể đến là CLB dân ca ví, giặm xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ), CLB xã Ngọc Sơn (Đô Lương), CLB phường Nghi Hải (TX.Cửa Lò), CLB Hồng Sơn (xã Quỳnh Hậu, Quỳnh Hồng, Quỳnh Thạch - huyện Quỳnh Lưu)...

Còn lại, phần lớn các CLB đang hoạt động thiếu thực chất. Đơn cử, hầu hết các phường, xã ở thành phố Vinh đều đã thành lập CLB dân ca ví, giặm nhưng chủ yếu là các đội văn nghệ được nâng cấp, 99% người tham gia không biết hát dân ca. Các câu lạc bộ không có chương trình, hình thức, nội dung sinh hoạt cụ thể.

Đã từng có CLB giành giải cao ở liên hoan dân ca ví, giặm, nhưng nhanh chóng đi xuống bởi việc “vay mượn” nhân tố để đi thi như CLB xã Nghi Liên, hoặc không có kinh phí để hoạt động như CLB dân ca ví, giặm phường Vinh Tân.

Cũng theo nhạc sỹ Nguyễn Đình Đắc - các câu lạc bộ dân ca ví, giặm hiện được thành lập chưa đúng theo nguyên tắc là tập hợp những người có năng khiếu và niềm đam mê; thiếu 3 cái “tự” - Tự giác, Tự túc và Tự tác. Tự giác là ý thức sinh hoạt; Tự túc là vấn đề kinh phí; Tự tác là vấn đề sáng tác và hoạt động sinh hoạt… 

"Đã đến lúc chúng ta cần xem lại việc phát triển các CLB. Chúng ta không cần nhân rộng địa bàn, không cần nhiều câu lạc bộ mà cần có CLB hoạt động cho đúng, cho chất lượng. Bên cạnh đó cũng nên xem lại việc dạy hát dân ca ví, giặm trong trường học, bởi đây là một bộ môn nghệ thuật thì không thể dạy đại trà. Nếu phát triển ồ ạt chắc chắn giá trị di sản không còn là tinh hoa mà sẽ mất bản sắc, dị hóa và dị bản".

(Nhạc sĩ Nguyễn Đình Đắc - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ).

Vì thiếu “Tự tác” nên phần lớn các CLB hiện nay đang hiểu sai về dân ca ví, giặm. Khi biểu diễn vẫn thường dựng hoạt cảnh, kịch thay vì diễn xướng; thường lấy tiết mục của sân khấu chuyên nghiệp; viết tác phẩm mới thường sa đà, không phù hợp, thiếu tính nghệ thuật - yếu tố tục lấn át thanh.

Thiếu hơi thở đương đại

Hiện tại, có 39 làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh được sưu tầm, phân làm 4 nhóm: nhóm ví gồm 15 làn điệu, nhóm giặm gồm 8 làn điệu, nhóm hò gồm 16 làn điệu, nhóm “họ lai” gồm 28 làn điệu. 

Theo nhạc sỹ Hồ Hữu Thới, qua 30 năm thể nghiệm âm nhạc, chúng ta đã sáng tác được 150 làn điệu mới, bài hát cải biên phát triển dân ca, trong đó có khoảng 50 bài có tính đa dùng... Sự sáng tạo đã giúp dân ca ví, giặm phát triển phong phú hơn, khắc phục được những hạn chế: nghèo nàn về làn điệu, đơn giản về khúc thức, bài bản.

Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn đang diễn ra trong mươi năm trở lại đây: Chủ thể của dân ca ví, giặm là người dân đang thiếu tính sáng tạo và đặc biệt các tác phẩm trình diễn rất thiếu hơi thở đương đại.

NSND Trịnh Hồng Lựu - giám khảo Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2016 chia sẻ: "Dân ca ví, giặm là tấm gương phản chiếu lịch sử, văn hóa, giá trị thời đại. Nhưng đã nhiều năm nay, các tác giả, soạn lời dân ca ví, giặm dân gian chưa làm được điều đó khi không có nhiều bài mang hơi thở đương đại, khiến dân ca ví, giặm thiếu sức hút với giới trẻ...".

Câu lạc bộ xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên tham gia Liên hoan Dân ca ví, giặm năm 2016.
Câu lạc bộ xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên tham gia Liên hoan Dân ca ví, giặm năm 2016.

Khi tham gia biểu diễn, tập luyện, hoạt động, các CLB dân ca ví, giặm đang “ăn sẵn” các tác phẩm mới của sân khấu, soạn giả chuyên nghiệp, như “Cõi bờ trong tiếng mẹ ru”, “Chuyện tình người lính đảo”, “Công thầy nghĩa mẹ” (Nguyễn An Ninh) hay “Sáng mãi niềm tin” (Phạm Tiến Dũng).... Và cũng cần phải khẳng định thêm rằng: Những tác phẩm của sân khấu chuyên nghiệp không mang giá trị nguyên gốc của ví, giặm. 

Để dân ca ví, giặm mang hơi thở của cuộc sống đương đại, các soạn giả cần bám sát thực tế cuộc sống và thị hiếu của người dân. Song, gốc rễ vấn đề vẫn phải là các cơ chế chính sách đi kèm và tầm nhìn của người hoạch định, quản lý. Đơn cử như việc cần thay đổi thể lệ của liên hoan dân ca ví, giặm từ việc thay đổi tỷ lệ vốn cổ và bài mới từ tỷ lệ 70% - 30% xuống 50% - 50% và tiến tới 30% - 70%...

Thanh Sơn

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.