Nửa đêm, người già, trẻ nhỏ nhộn nhịp đi vớt 'lộc trời'

(Baonghean.vn) - Những ngày này, bà con nông dân các xã Hưng Nhân, Hưng Châu, Hưng Lợi…huyện Hưng Nguyên đang vào mùa bắt rươi. Đêm trên các cánh đồng ven sông Lam lấp lóa ánh đèn, vui nhộn, huyên náo lạ thường. 

Từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch là mùa rươi của người dân Hưng Nguyên. Mỗi tháng có 2 kỳ bắt rươi, mỗi kỳ diễn ra khoảng 3- 4 ngày. Ban đêm, ngoài ruộng vui hơn ở nhà. Khắp nơi, đèn pin lấp lánh như sao. Hưng Nhân là trong những xã nhiều rươi nhất ở Hưng Nguyên.
Từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch là mùa rươi của người dân Hưng Nguyên. Mỗi tháng có 2 kỳ bắt rươi, mỗi kỳ diễn ra khoảng 3 - 4 ngày. Ban đêm, ngoài ruộng vui hơn ở nhà. Khắp nơi, đèn pin lấp lánh như sao. Hưng Nhân là trong những xã nhiều rươi nhất ở Hưng Nguyên.
Khi nước triều đã lên đỉnh trên ruộng rươi, người dân căn thời gian mang lưới, xô, chậu, vợt… ra ruộng bắt rươi, đi sớm hay muộn, tùy vào con nước thủy triều. Trong ảnh: người dân ở xóm 1, xã Hưng Nhân, ra đồng bắt rươi lúc 1 giờ sáng.
Khi nước triều đã lên đỉnh trên ruộng rươi, người dân mang lưới, xô, chậu, vợt… ra ruộng bắt rươi. Trong ảnh, người dân ở xóm 1, xã Hưng Nhân, ra đồng bắt rươi lúc 1 giờ sáng.
3.	Trước kia, khi rươi chưa “có giá”, mọi người đi bắt rươi tự do, nay ruộng nhà nào, nhà đó bắt. Lưới có thể được giăng sẵn từ trước, khi nước sông dâng vào ruộng thì chỉ việc đi dém lưới để khỏi rươi ra.
Trước kia, khi rươi chưa “có giá”, mọi người đi bắt rươi tự do, nay ruộng nhà nào, nhà đó bắt. Lưới có thể được giăng sẵn từ trước, khi nước sông dâng vào ruộng thì chỉ việc đi dém lưới để khỏi rươi ra.
4.	Nếu ruộng rươi  có 1 góc trủng để thoát nước thì có thể dùng trủ lưới để để hứng rươi. Bắt rươi bằng trủ lưới ra đời cách nay khoảng chục năm, là cách bắt rươi tốn ít công sức nhất
Nếu ruộng rươi có 1 góc trũng để thoát nước thì có thể dùng lưới trủ để hứng rươi. Cách bắt rươi bằng lưới trủ ra đời cách nay khoảng chục năm, là cách bắt rươi tốn ít công sức nhất
5.	Sau khi đăng trủ, chủ nhân chỉ việc ngồi trên bờ chờ đợi nước ra, rươi sẽ chạy theo nước mà chui vào lưới.
Sau khi giăng lưới, chủ nhân chỉ việc ngồi trên bờ chờ đợi nước ra, rươi sẽ chạy theo nước mà chui vào lưới.
6.	Mùa rươi nhiều, chỉ sau 10 – 15 phút lại mở đuôi trủ đẻ đổ rươi , mỗi lần như vậy thường được từ 1- 2 kg.
Đang mùa rươi nhiều, chỉ sau 10 – 15 phút người dân lại mở đuôi trủ để đổ rươi , mỗi lần như vậy thường được từ 1- 2 kg.
7.	Nếu ruộng nhà nào không có bờ ngăn thì phải đội đèn pin, cầm vợt đi vớt rươi trên ruộng, cách này tốn công nhất. Công việc bắt rươi không chỉ phải thức đêm, mà phần lớn phải làm trong mưa dầm, gió rét
Nếu ruộng nhà nào không có bờ ngăn thì phải đội đèn pin, cầm vợt đi vớt rươi trên ruộng, cách này tốn công nhất. Công việc bắt rươi không chỉ phải thức đêm, mà phần lớn phải làm trong những ngày  mưa dầm, gió rét
8.	Cả nhà cùng theo dõi con nước lên, xuống để bắt rươi
Cả gia đình cùng theo dõi con nước lên, xuống để bắt rươi
9.	Nhiều em bé cũng thức cả đêm để bắt rươi cùng gia đình. Nhiệm vụ chính của các bé là canh trủ rươi, đổ lấy rươi và phòng mất trộm
Nhiều em bé cũng thức cả đêm để bắt rươi cùng gia đình. Nhiệm vụ chính của các bé là canh trủ rươi, đổ lấy rươi và phòng mất trộm
10.	  Sau khi đổ rươi, mọi người thường loại ngay cá, cua, rác dưới ánh đèn pin
Sau khi đổ rươi, mọi người thường loại ngay cá, cua, rác dưới ánh đèn pin
Sau đó, rươi được đổ vào 1 cái rổ nhựa thưa, để cho rươi tự chui xuống xô, loại bỏ rác bẩn
Sau đó, rươi được đổ vào 1 cái rổ nhựa mắt thưa, để cho rươi tự chui xuống xô, loại bỏ rác bẩn
Khi  trời chưa sáng rõ, mọi người cuốn lưới ra về, phấn khởi với số rươi vừa bắt được. Tùy vào loại ruộng, con nước, hên xui…mà ‘lộc trời” được nhiều hay ít. Nếu được mùa, cả vụ rươi cũng bắt được khoảng 20 kg/sào. Nhà nào trúng vụ, mỗi năm cũng kiếm được vài tạ rươi.
Khi trời chưa sáng rõ, mọi người cuốn lưới ra về, phấn khởi với số rươi vừa bắt được. Tùy vào loại ruộng, con nước, hên xui…mà ‘lộc trời” được nhiều hay ít. Nếu được mùa, cả vụ rươi cũng bắt được khoảng 20 kg/sào. Nhà nào trúng vụ, mỗi năm cũng kiếm được vài tạ rươi.
Mùa rươi, lái buôn thường có mặt ngay trên ruộng để mua rươi cho bà con. Những năm qua, rươi là món hàng đắt khách, cung không đáp ứng nổi cầu,  giá giao động từ 450 000 – 500 000 đ/kg. Rươi đang đem lại niềm vui cho bà con nông dân nhiều xã ven sông ở Hưng Nguyên.
Mùa rươi, lái buôn thường có mặt ngay trên ruộng để mua rươi cho bà con. Những năm qua, rươi là món hàng đắt khách, cung không đáp ứng nổi cầu, giá giao động từ 450 000 – 500 000 đ/kg. Rươi đang đem lại niềm vui cho bà con nông dân nhiều xã ven sông ở Hưng Nguyên.

 Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.