Đào Thị Hà sẽ làm giám khảo cuộc thi Người đẹp hoa hướng dương

(Baonghean.vn) - Cuộc thi Người đẹp Ngày hội hoa hướng dương nhằm mục đích tôn vinh và nâng cao giá trị vẻ đẹp hình thể, tâm hồn, tài năng trí tuệ của nữ thanh niên các dân tộc tỉnh Nghệ An. Ông Bùi Công Vĩnh - Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh - đơn vị đồng tổ chức Cuộc thi Người đẹp Ngày hội hoa hướng dương trao đổi với phóng viên về cuộc thi này.

- Thưa ông, ngày 19/12 tới, vòng thi sơ khảo Cuộc thi Người đẹp Ngày hội hoa hướng dương sẽ chính thức được tổ chức và đây cũng sẽ là một điểm nhấn thú vị trong Ngày hội hoa hướng dương đầu tiên được tổ chức trên địa bàn tỉnh. Ông có thể nói rõ hơn về ý nghĩa của cuộc thi?

Du khách trên cánh đồng hoa hướng dương ở nông trường TH (Nghĩa Đàn). 	Ảnh: P.V
Du khách trên cánh đồng hoa hướng dương ở nông trường TH (Nghĩa Đàn). Ảnh: P.V

- Cuộc thi Người đẹp Ngày hội hoa hướng dương nhằm mục đích tôn vinh và nâng cao giá trị vẻ đẹp hình thể, tâm hồn, tài năng trí tuệ của nữ thanh niên các dân tộc tỉnh Nghệ An; khích lệ họ rèn luyện thường xuyên hướng tới vẻ đẹp toàn diện. Thông qua đó, Ban tổ chức hy vọng  sẽ thu hút được sự quan tâm và chú ý của đông đảo du khách trong cả nước đối với Ngày hội hoa của tỉnh nhà, từ đó góp phần quảng bá về  đất nước, con người và cảnh đẹp của miền Tây cũng như những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An.

- Chúng ta đã có các cuộc thi sắc đẹp khác như người đẹp Hang Bua, người đẹp Lễ hội Làng Sen, người đẹp phố biển Cửa Lò, người đẹp Lễ hội Làng Vạc. Mỗi cuộc thi người đẹp có nét riêng; hẳn Cuộc thi Người đẹp Ngày hội Hoa hướng dương cũng tạo nên một nét quyến rũ riêng để tạo dấu ấn thành công và duy trì trong tương lai…  

- Cần nhấn mạnh điều này: Cuộc thi Người đẹp Ngày hội hoa hướng dương có quy mô rộng hơn. Thành phần tham dự, không chỉ có các thí sinh đang ở trên địa bàn Nghệ An mà còn có nhiều thí sinh khác quê Nghệ An đang học tập, lao động công tác ở các tỉnh, thành trong cả nước; sự kiện được tổ chức linh hoạt, đa dạng như một sự kiện văn hóa.

Đặc biệt, với nhiều nội dung thi như thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc, trang phục dạ hội, thi hiểu biết, ứng xử, thi năng khiếu… Cuộc thi không chỉ tôn vinh vẻ đẹp hình thể mà còn thấy được tâm hồn, trí tuệ của người con gái xứ Nghệ. Đến với cuộc thi ngoài được hòa mình vào lễ hội truyền thống, còn được tiếp cận với phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đa dạng, phong phú của cộng đồng các dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An… 

- Chỉ còn mấy ngày nữa, cuộc thi đã chính thức được bắt đầu, ông có chia sẻ gì về công tác chuẩn bị và những điều bất ngờ trong cuộc thi sắp tới?

- Cuộc thi sẽ diễn ra trong hơn một tuần, từ ngày 19 - 27/12/2016. Trong đó, vòng sơ khảo sẽ được tổ chức ở TP. Vinh. Lễ trao giải của cuộc thi được tổ chức đồng thời với lễ tổng kết Ngày hội Hoa hướng dương tại Nghĩa Đàn. Trong cuộc thi, các thí sinh  sẽ có một ngày chụp ảnh tại cánh đồng hoa hướng dương và chúng tôi cũng đã mời những nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm để giúp cho phần thi được thành công. Trong chương trình nghệ thuật đêm chung kết, sẽ có sự tham gia của các nghệ sỹ đến từ Nhà hát ca múa nhạc Nghệ An và các nghệ sỹ trẻ đến từ TP. Vinh.

Sau cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016, Đào Thị Hà.
Người đẹp Đào Thị Hà sẽ là thành viên Ban Giám khảo cuộc thi Người đẹp hoa hướng dương đầu tiên.

Tính hấp dẫn của cuộc thi còn có thể kể đến các thành viên Ban giám khảo, có người đẹp Đào Thị Hà - 1 trong 5 người đẹp nhất của Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016; nghệ sỹ nhiếp ảnh Vũ Quốc Khánh - Chủ tịch Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam; họa sỹ, nhà ngôn ngữ học Nguyễn Hữu Dị, một người có kinh nghiệm ở  nhiều cuộc thi người đẹp.

- Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Mỹ Hà

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.