Mẹ 'thần đồng' Đỗ Nhật Nam 'kéo' con khỏi nỗi sợ Toán ra sao?

'Hồi bé, điểm Toán của con tôi chỉ độ 5-6, trong khi rất nhiều bạn trong lớp đạt điểm 9-10. Tôi đã bình tĩnh hướng con đi theo niềm yêu thích riêng là ngôn ngữ. Đồng thời, khuyến khích con học Toán bằng những thứ gần gũi trong cuộc sống'.

Đó là chia sẻ của chị Phan Hồ Điệp, mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam về việc “kéo” con ra khỏi nỗi sợ hãi Toán ra sao.

Học sinh khổ vì học thêm

Tại Hội thảo “Giáo dục trải nghiệm- Để học Toán không là cuộc chiến” (do Trung tâm Toán PoMath và Trường tiểu học Ban Mai phối hợp tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/12), chị Điệp cho biết: “Gần nhà tôi có nhiều trường phổ thông. Cứ chiều chiều, sau giờ tan lớp, tôi lại thấy các bố mẹ hối hả chở con đến trung tâm nào đó học thêm trong khi mặt mũi đầu tóc các con nhàu nhĩ, nhem nhuốc. Nhiều em ngồi sau xe bố mẹ, tay cầm bánh mì gặm vội để đến lớp học cho kịp giờ. Tôi xót không chịu được.

Chị Phan Hồ Điệp và con trai Đỗ Nhật Nam
Chị Phan Hồ Điệp và con trai Đỗ Nhật Nam

Đáng ra, các con phải được trò chuyện với bố mẹ về những điều ở trường để kích thích trí tuệ của mình. Thì bù lại, các em bị tống đến các trung tâm học thêm quần quật. Bố mẹ không hề biết, việc cho con trò chuyện với người thân quan trọng hơn tống các em vào lớp học thêm”, chị Điệp cho hay.

Trở lại việc giáo dục con học Toán ra sao, chị Điệp chia sẻ, lúc đầu con mình cũng không tập trung học bài, ngồi vào bàn là xin phép đi uống vệ sinh, uống nước… Con hay vặn vẹo bởi các đề toán trong SGK là “hỏi thế làm gì”?. Nhưng với suy nghĩ giống con cá nếu cứ bắt phải trèo lên ngọn cây thì có lẽ cả đời sẽ không thể làm được, chị Điệp chấp nhận việc Toán học không phải niềm yêu thích của con. Chị để con phát triển theo đam mê ngôn ngữ, bên cạnh đó vẫn khuyến khích và tạo hứng thú cho con học Toán bằng cách gắn với những thứ xung quanh.

"Tôi dạy con học Toán bằng cách trải nghiệm với những thứ ở quanh mình, như cắt củ su hào có thể cắt thành bao nhiêu hình chữ nhật, tính diện tích các hình ấy. Hoặc việc vừa dạy con cách tiết kiệm tiền hàng tháng, tôi vừa đặt ra các câu hỏi liên quan đến việc tiết kiệm ấy”, chị Điệp nói.

Việc thường xuyên để con đọc sách và thấy được vẻ đẹp của Toán học là cách chị Điệp giúp con dần hứng thú hơn với môn học này. Khi ra các đề Toán, chị luôn kết hợp với nhiều lĩnh vực, để con vừa luyện tư duy đọc hiểu, vừa nắm được kiến thức. Kết quả, năm lớp 8 Nhật Nam đã không còn sợ hãi và trở nên thích học Toán.

Không chạy theo điểm số

Chia sẻ tại hội thảo, chị Điệp cho biết, hồi còn bé, điểm Toán của Nhật Nam chỉ độ 5-6. Trong khi đó, rất nhiều bạn trong lớp đạt điểm 9-10. Nhưng chị đã bình tĩnh hướng con đi theo niềm yêu thích riêng là ngôn ngữ. Đồng thời, khuyến khích con học Toán bằng những thứ gần gũi trong cuộc sống.

Chị Phan Hồ Điệp (phải) và PGS Chu Cẩm Thơ tại hội thảo.
Chị Phan Hồ Điệp (phải) và PGS Chu Cẩm Thơ tại hội thảo.

Cũng giống như muôn vàn học trò khác, chị Điệp cho biết, lúc còn nhỏ, Nam cũng sợ học Toán vô cùng. Tới giờ thi Toán hoặc có kiểm tra, con toàn “mặc cả” làm sao xin phép mẹ được nghỉ học hôm đó.

Tuy nhiên, chị đã không hề ép con. Chị tạo các trò chơi để giữ chân con ở bàn học. Thậm chí, có lúc bàn học của Nam được dịch chuyển ra bếp, đơn giản bởi con rất thích các thứ liên quan đến ăn uống. Và chị đã cho con tiếp cận việc học từ các clip dạy nấu ăn bằng tiếng Anh, hoặc học Toán bằng các thứ có trong nhà bếp...

Việc học tập này, theo chị Điệp, chị không gò bó con về mặt thời gian mà cho con học vào nhiều thời gian khác nhau, sao cho con tiếp thu bài một cách thoải mái, vui vẻ nhất.

"Dường như việc dạy Toán trong nhà trường đang hướng các con trở thành thợ giải Toán. Tuy nhiên, tôi không chạy theo điểm số, áp lực thi cử ấy. Tôi không dạy Nam học trước hay cho tham gia trường chuyên lớp chọn để con được thoải mái học hành. Đặc biệt, tôi chấp nhận những điểm chưa tốt của con, luôn nhìn vào điểm tích cực để rồi đồng hành cùng con trong việc học", chị Điệp nhấn mạnh.

Theo Dantri

TIN LIÊN QUAN

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.