Níu chân du khách bằng muôn sản vật 'vùng hoa'

(Baonghean) - Đến hẹn lại lên, khi hướng dương bắt đầu khoe sắc trên vùng đất Phủ Quỳ cũng là lúc sức hút của loài hoa mặt trời đã mở ra cơ hội để một số địa phương kết nối giới thiệu hình ảnh, con người, sản vật của quê hương mình tới bè bạn muôn phương.

Đất Phủ Quỳ từ xa xưa đã nổi tiếng với cây cam. Vùng đất này được mệnh danh là "thủ phủ" của thương hiệu cam Vinh với diện tích hơn 3.000 ha trồng tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Thái Hòa... Thời điểm này, cùng với sắc vàng của hoa hướng dương, các vùng cam ở Nông trường Tây Hiếu, Cờ Đỏ (Nghĩa Đàn) hay Minh Hợp, Xuân Hợp (Quỳ Hợp) cũng chín vàng óng.

Được thiên nhiên ưu đãi chất đất và khí hậu đặc thù, cùng với sự sáng tạo, cần cù của người dân nơi đây đã tạo nên đặc sản cam Vinh thơm ngon nức tiếng. Không chỉ được trưng bày, giới thiệu ngay tại cánh đồng hoa, du khách còn có cơ hội để tham quan các vườn cam rộng hàng chục ha đang vào mùa chín rộ và đặc biệt, được tận mắt theo dõi quy trình trồng cam Vinh, lựa chọn cắt cam tại vườn đưa về làm quà cho người thân. 

Không chỉ có cam, vùng đất Phủ Quỳ còn có nhiều sản vật níu chân du khách trong dịp về với Ngày hội hoa hướng dương. Hòa với không khí nhộn nhịp của khách thập phương, trong dịp này chúng tôi đã ghé thăm trang trại vườn đồi 20 ha của gia đình anh Phan Minh Trung, ở xóm Khe Yêu, xã Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn). 

Trang trại của bà Phan Thị Lý (bên trái) có diện tích 1,9 ha trồng hơn 450 gốc cam, 200 gốc bưởi.
Trang trại của bà Phan Thị Lý (bên trái) có diện tích 1,9 ha trồng hơn 450 gốc cam, 200 gốc bưởi.

Từ người nông dân thuần phác với hai bàn tay trắng, nhận thức được tiềm năng đặc trưng của vùng đất này, anh Trung đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại. Trên vùng đất đồi hơn 1 ha, anh trồng 700 gốc ổi lê giống Đài Loan. Mặc dù đã biết, đã nghe và thưởng thức nhiều về giống ổi này nhưng chỉ khi thưởng thức ngay tại vườn mới cảm nhận hết hương vị đặc trưng của nó. Trái ổi ở đây không quá cứng, khi ăn rôm rốp giòn, vị ngọt đậm, mùi hương rất riêng. Những quả ổi được bọc lưới cẩn thận nhằm ngăn ngừa các tác nhân sâu bệnh và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Ngoài vườn ổi lê, trang trại của anh Trung còn có 2 ha trồng bưởi hồng Quang Tiến và 4 ha bưởi Diễn. Trong khuôn viên trang trại anh Trung còn thả gần 20 con lợn nít và lợn rừng. Bên cạnh đó, hơn 10 ha diện tích mặt nước nuôi cá đã cho gia đình anh Trung mỗi năm hàng chục tấn cá thương phẩm. Anh Phan Minh Trung cho biết, Ngày hội hoa hướng dương năm nay anh đã đăng ký một sạp hàng giới thiệu sản phẩm từ trang trại của mình, và rất sẵn lòng phục vụ nếu du khách có nhu cầu tham quan mô hình tại trang trại.

Chia tay với gia đình anh Trung, chúng tôi có mặt tại tại xóm Nghĩa Chính, xã Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn) để tham quan vườn bưởi Diễn của gia đình anh Phan Đình Hoài. Vóc người thấp đậm, gương mặt phúc hậu, thiện cảm, anh Hoài cho biết, gia đình anh trồng giống bưởi Diễn đã 10 năm nay. Giống bưởi này được anh lặn lội mua từ ngoài Bắc về trồng.

Thời điểm này, vườn bưởi hơn 100 gốc của anh Hoài có khả năng níu chân bất cứ ai nếu được một lần ghé thăm. Bình quân mỗi gốc bưởi có trên dưới 100 quả. Anh Hoài cho hay, giống bưởi này được khách hàng rất ưa chuộng, không chỉ có vị ngọt đậm mà giá cả cũng khá mềm so với nhiều loại bưởi khác trên thị trường. Mỗi quả được bán với giá 15.000 đồng. Vườn bưởi của gia đình anh Phan Đình Hoài cũng là một trong những địa chỉ mà UBND xã Nghĩa Lâm giới thiệu với du khách khi về thăm vùng đất Phủ Quỳ vào mùa hoa năm nay. 

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Vinh - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn) để sản phẩm của người dân đến gần hơn với du khách, xã đang nỗ lực tạo sự kết nối giữa hoạt động du lịch và hình ảnh của địa phương. Hiện, địa phương có 7 nhà vườn, 4 trang trại của các hộ dân trong vùng đang đăng ký để quảng bá sản phẩm tại Ngày hội hoa hướng dương và đón tiếp du khách tham quan. 

Không chỉ ở xã Nghĩa Lâm, giờ đây du khách còn có thể tìm đến các làng nghề mật mía và làm đường phèn ở làng Găng, xã Nghĩa Hưng; làng chổi đót ở xã Nghĩa Hội để có những trải nghiệm thú vị về những nghề truyền thống trên vùng đất đỏ bazan. Việc di chuyển đến những địa điểm này giờ đây đã rất thuận lợi bởi hệ thống giao thông đã được xây dựng, nâng cấp đồng bộ. Đặc biệt, người dân bản địa giờ đây đã chủ động hơn trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình. 

Không chỉ Nghĩa Lâm, giờ đây du khách còn có thể tìm đến các làng nghề mật mía và làm đường phèn ở làng Găng xã Nghĩa Hưng; Làng chổi đót xã Nghĩa Hội để có những trải nghiệm thú vị về những nghề truyền thống trên vùng đất đỏ ba zan. Việc đi đến những điểm trên giờ đây cũng rất thuận lợi bởi hệ thống giao thông đã được nâng cấp, rộng rãi. Ngoài ra, chính người dân bản địa giờ đây cũng đã
Du khách còn có thể tìm đến các làng nghề mật mía và làm đường phèn ở làng Găng xã Nghĩa Hưng; Làng chổi đót xã Nghĩa Hội để có những trải nghiệm thú vị về những nghề truyền thống trên vùng đất đỏ ba zan.  Ảnh minh họa: Thái Trường

Chúng tôi có một ấn tượng đặc biệt mà không thể không nói khi chia tay mảnh đất Phủ Quỳ. Đó là trường hợp anh Bùi Văn Thanh ở xóm Nam Lâm (xã Nghĩa Lâm). Đón nhận sự kiện Ngày hội hoa hướng dương gắn với hoạt động văn hóa Sắc xuân miền Tây xứ Nghệ diễn ra trên đất Nghĩa Đàn, anh Thanh đã mở một quầy hàng phục vụ nhu cầu khách tham quan. Được sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương và Tập đoàn TH, anh Thanh cũng đã xây dựng một nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách. “Vấn đề không phải là thu phí, quan trọng hơn là chúng tôi muốn góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường và tạo ấn tượng tốt cho bè bạn khi về với cánh đồng hoa hướng dương” - anh Thanh chia sẻ.

Tuấn Quỳnh

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.