Chi 1,4 tỷ đồng/năm bảo vệ tuyến đường sắt 'vô dụng'

(Baonghean) - Tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn đã vắng bóng những đoàn tàu qua lại từ gần 10 năm nay, cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng. Tuy vậy, mỗi năm Nhà nước vẫn phải chi trả hơn 1,4 tỉ đồng tiền lương cho đội ngũ bảo vệ tuyến đường này...

Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, tỉnh Nghệ An có chủ trương di dân đến vùng miền Tây trù phú để làm kinh tế mới. Khu vực bình nguyên rộng lớn ở vùng Phủ Quỳ nhanh chóng trở thành những nông, lâm trường bát ngát nhờ nguồn đất đai màu mỡ. Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển giữa miền xuôi và miền ngược, năm 1966, tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn được hình thành.

Thời điểm đó, đây là tuyến đường sắt hiếm hoi được xây dựng theo hành lang Đông - Tây ở khu vực miền Trung, vốn địa hình nhỏ hẹp. Tuyến đường có tổng chiều dài 32 km, với điểm đầu ở Ga Cầu Giát (Quỳnh Lưu), được thông với đường sắt Thống Nhất. 

Tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn gần 10 năm không sử dụng nhưng vẫn phải duy trì đội ngũ bảo vệ.  Ảnh: Tiến Hùng
Tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn gần 10 năm không sử dụng nhưng vẫn phải duy trì đội ngũ bảo vệ. Ảnh: Tiến Hùng

“Ban đầu, những chuyến tàu chủ yếu chở gỗ từ vùng Phủ Quỳ về xuôi. Sau đó, lại vận chuyển phân bón, vật liệu phục vụ nông nghiệp… từ dưới xuôi lên” - ông Nguyễn Thế Thông - Phó Giám đốc Công ty đường sắt Nghệ Tĩnh nhớ lại. Ngoài ra, thời gian này, tuyến đường sắt còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc vận chuyển nhu yếu phẩm, vũ khí từ đồng bằng lên khu vực Nghĩa Đàn, sau đó theo đường rừng vào Nam, phục vụ cho cuộc chiến tranh đang bước vào giai đoạn ác liệt.

Theo ông Thông, giai đoạn tuyến đường sắt này hoạt động hiệu quả nhất là vào thập niên 70. Lúc đó, tuyến đường được xem như huyết mạch thông thương giữa miền xuôi và miền ngược của tỉnh. Thời điểm này, mỗi ngày với 4 chuyến tàu qua lại, tuyến đường sắt đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả vùng Phủ Quỳ nói riêng và cả tỉnh nói chung.

Tuy nhiên, từ những năm 2000, khi mà đường bộ phát triển thì tuyến đường sắt này cũng bắt đầu bước vào giai đoạn suy tàn. Lúc này, tuyến Tỉnh lộ 537 mà nay là Quốc lộ 48 được đầu tư mở rộng; những đoàn ô tô vận tải nối đuôi nhau ngược xuôi.

Ông Nguyễn Thế Thông - Phó Giám đốc Công ty đường sắt Nghệ Tĩnh cho biết: “Hạn chế của đoạn đường sắt này là tốc độ di chuyển. Do đường dốc, những chiếc cầu lại từng bị tàn phá bởi bom đạn chiến tranh nên chỉ chạy được 15km/h. Vì thế mà chỉ hơn 30km nhưng mất đến 2 tiếng, trong khi đi bằng đường bộ chỉ mất chưa đầy một tiếng”.

Bên cạnh đó, mặc dù giá vận chuyển của đường sắt rẻ nhưng do kinh phí bốc dỡ tốn kém, cộng với sự bất tiện bởi thời gian di chuyển chậm nên các chủ doanh nghiệp, nông, lâm trường ở Phủ Quỳ dần chuyển qua sử dụng đường bộ. “Tuyến đường này không có khung giờ tàu rời ga, chỉ khi nào có hàng mới chạy. Vì vậy mà có khi mỗi tháng chỉ được một đoàn tàu hoạt động” - ông Thông nói.

Trạm ga Quỳnh Châu vắng tanh, nhiều năm nay không một đoàn tàu qua lại. Ảnh: Tiến Hùng
Trạm ga Quỳnh Châu vắng tanh, nhiều năm nay không một đoàn tàu qua lại. Ảnh: Tiến Hùng

Trước thực trạng đó, năm 2010, ngành đường sắt quyết định dừng khai thác tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn. Mặc dù vậy, mỗi năm Nhà nước vẫn phải chi trả hàng tỷ đồng cho việc bảo vệ, duy tu tuyến đường. Vì sự tốn kém này, đến năm 2014, ngành phải cắt giảm nhân lực, chỉ giữ lại 10 nhân viên bảo vệ. Ga Nghĩa Đàn bỏ hoang, không còn người trông coi. “Hiện nay, mỗi năm ngân sách Nhà nước vẫn phải bỏ ra 1,4 tỷ đồng để chi trả lương cho nhân viên. 10 người này được phân bổ ở 2 trạm ga Quỳnh Châu và Nghĩa Thuận, phụ trách bảo vệ hành lang cho 2 đoạn đường” - Phó Giám đốc Công ty đường sắt Nghệ Tĩnh cho biết thêm. 

Nhiều năm không được sử dụng, hiện tuyến đường này đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Theo ghi nhận, phần lớn các thanh tà vẹt của đường ray đã bị mục nát, đinh ốc bị hoen gỉ nặng, cỏ dại mọc um tùm. Nhiều tuyến đường ngang được người dân đắp đất đá chồng lên đường ray để xe cộ qua lại dễ dàng hơn. Các nhà ga như bị bỏ hoang... Anh Nguyễn Đình Long - Cung trưởng trạm ga Nghĩa Thuận nói về công việc nhàm chán của mình và các đồng nghiệp: “Công việc chủ yếu của chúng tôi là đi dọc tuyến đường ray để phát quang cây cối, bảo vệ hành lang để tránh lấn chiếm. Còn cơ sở hạ tầng xuống cấp hiện vẫn không có kinh phí để duy tu”.

Cơ sở hạ tầng tuyến đường sắt  bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Tiến Hùng
Cơ sở hạ tầng tuyến đường sắt bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Tiến Hùng

Ông Cao Tiến Hùng - Giám đốc Công ty đường sắt Nghệ Tĩnh cho rằng, mặc dù tuyến đường không còn sử dụng, nhưng vẫn phải duy trì đội ngũ bảo vệ với kinh phí mỗi năm 1,4 tỷ đồng là không hề lãng phí vì “nếu không có đội ngũ này thì đường ray sẽ bị lấy trộm. Người dân cũng sẽ lấn chiếm hành lang”.

Mặc dù bỏ ngỏ câu hỏi liệu tuyến đường sắt này có thể hoạt động trở lại trong tương lai hay không, khi mà nhu cầu vận tải bằng đường sắt giữa hai khu vực Cầu Giát - Nghĩa Đàn dường như không còn, nhưng ông Cao Tiến Hùng cho rằng, không nên hủy tuyến đường này. “Biết đâu sau này sẽ có nhu cầu trở lại. Đến lúc đó nếu cần mà đường sắt đã bị hủy thì Nhà nước lại phải tốn rất nhiều kinh phí để xây dựng” - ông Hùng nêu quan điểm.

Tiến Hùng

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.