Viết tiếp câu chuyện cổ tích của chàng trai da cam

(Baonghean) - Gia đình có 5 người thì 2 người trong số đó bị dị tật bẩm sinh do di chứng của chất dộc màu da cam nhưng nghị lực của họ đã trở thành câu chuyện lan tỏa khắp vùng.  

Vừa mới lọt lòng mẹ, anh Trần Văn Đức ở thôn 1/5, xã Tân Thắng (Quỳnh Lưu) đã không có một cơ thể lành lặn và sự minh mẫn như người khác do di chứng của chất độc màu da cam, để rồi cả cuộc đời anh phải nương nhờ vào người khác. Thế nhưng câu chuyện tình yêu có hậu đã diễn ra với anh như một phép màu 

Chuyện tình “lệch”...

Chúng tôi tìm về gia đình chị Nguyễn Thị Hồng - một gia đình có 5 người thì 2 người trong số đó bị dị tật bẩm sinh do di chứng của chất dộc màu da cam nhưng nghị lực của họ đã trở thành câu chuyện lan tỏa khắp vùng. 

Anh Trần Văn Đức (xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu) và 2 người con. Ảnh: Như Sương
Anh Trần Văn Đức (xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu) và 2 người con. Ảnh: Như Sương

Dưới chân ngọn đồi nhỏ trồng đầy dứa và quýt, căn nhà nhỏ được xây từ Chương trình xoá nhà tranh tre, dột nát 135, nằm lặng lẽ ngoảnh về phía lòng hồ. Một người đàn ông, sau này chúng tôi biết đó là anh Trần Văn Đức  phân trần: “Vợ đi làm thuê ở xa mãi tận tối mới về nên chỉ có ba bố con ở nhà tự lo cơm nước”.

Trong căn nhà nhỏ ấy, người đàn ông nom đầy vẻ yếu ớt run run kể về câu chuyện đời mình. Bố anh Đức vốn là bộ đội tham gia chiến trường Miền Nam rồi không may nhiễm phải chất độc da cam. Sau ngày hoà bình trở về, anh được sinh ra trong tình trạng yếu ớt, còi cọc. Và cứ thế cho đến hiện tại, anh luôn phải nương nhờ người thân chứ không thể làm được bất cứ công việc nặng gì.

Cuộc sống của một con người tật nguyền như anh ngỡ tưởng sẽ chỉ là chuỗi ngày dài bám víu cha mẹ già chứ không thể có chuyện sẽ có gia đình riêng. Bởi trong thâm tâm anh luôn anh nghĩ, sẽ chẳng có cô gái nào chấp nhận một người tật nguyền, sống bám lại có gia cảnh nghèo khó như anh.

Nhưng đâu ai ngờ, một lần gặp tình cờ với người con gái làng bên tên Nguyễn Thị Hồng (sinh năm 1973) khiến anh thay đổi suy nghĩ hoàn toàn. “Đó là lần gặp gỡ rất đỗi tình cờ trong một lần đi lạc đường. Hồng lúc ấy có mái tóc đen dài trông mượt lắm. Đôi mắt nhung huyền ẩn dưới hàng lông mày mỏng, nước da hơi bánh mật vì sương nắng chốn thôn quê nhưng lại rất dễ thương”, anh Đức tả.

Lần gặp gỡ đó khiến anh cảm thấy xao xuyến để chuỗi ngày dài, anh sống trong sự nhớ nhung, lưu luyến hình bóng về một người con gái thôn quê dịu hiền, chịu thương chịu khó.  Kể từ ngày đó, một lần, hai lần, rồi không biết bao nhiêu lần, anh tìm đến nhà chỉ để được gặp Hồng cho vơi đi nỗi nhớ nhung. Và tự bao giờ, hai con người càng thương mến nhau hơn.

Nhưng rồi những cấm đoán, can ngăn từ gia đình Hồng đã khiến cho cả hai biết bao lần có suy nghĩ buông xuông. “Cũng chẳng có gì phải khó hiểu cả. Bởi một người tật nguyền như tôi sẽ không thể đem lại cho Hồng một cuộc sống đủ đầy, sẽ không thể che chở, gánh vác được những công việc trong gia đình và nghĩa là cô ấy sẽ phải chịu những vất vả”, anh Đức giải thích.

Hạnh phúc giản dị

Vượt bao ngăn cản, cấm đoán từ phía gia đình bạn gái, chuyện tình của hai người cuối cùng cũng đã đến được bến bờ hạnh phúc. Một lễ cưới giản đơn nhưng đầy ắp niềm hạnh phúc cùng lời chúc phúc của bạn bè và người thân được diễn ra.

Và hạnh phúc đó lại được nối dài trong ngôi nhà nhỏ khi những thiên thần lần lượt được sinh ra trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Song, đây cũng là lúc cả hai bắt đầu cảm nhận được khó khăn của cuộc sống khi tất cả mọi chi phí của gia đình đều dựa vào đôi tay của chị Hồng, nguồn kinh tế chính lại chỉ dựa vào mấy sào ruộng khô trồng sắn, mía, ngô. 

Em Nguyễn Nhật Huỳnh tranh thủ giờ nghỉ phụ giúp mẹ công việc nhà. Ảnh: Như Sương
Em Nguyễn Nhật Huỳnh tranh thủ giờ nghỉ phụ giúp mẹ công việc nhà. Ảnh: Như Sương

Những đứa trẻ ra đời càng khiến chị Hồng thêm vất vả hơn, bởi với hoàn cảnh gia đình chị lúc này, thêm một miệng ăn là thêm một gánh nặng. Vì vậy, chị phải tranh thủ đi làm thuê khắp nơi để kiếm thêm đồng gạo thóc. Khó khăn càng thêm chồng chất khi đứa con trai thứ 2 (Nguyễn Nhật Huỳnh – sinh năm 2004) của anh chị sinh ra bị dị tật chỉ bé bằng nửa người thường.

“Ngày bé Huỳnh sinh ra, cơ thể nó nhỏ và yếu lắm, chỉ bằng một nửa những đứa trẻ khác.  Bác sĩ bảo rằng có thể nó bị nhiễm di chứng chất độc da cam từ ông nội nên mới thành ra vậy. Về sau, càng lớn dần lên, tay chân nó teo lại, ngắn cũn nên ai cũng gọi là “cu lùn”.

Bây giờ, dù đã học lớp 7 nhưng trông nó chỉ ngang đứa trẻ học lớp 2 khi cân nặng chỉ được 24 kg và cao 80 cm. Những hôm đưa con đi học, thấy nó mang cái ba lô mà xót con. Bởi cái ba lô có lẽ quá khổ nó khi chiều dài đôi chân chỉ đủ để không bị chạm đất”, anh Đức kể.

Chỉ một người chồng tật nguyền đã đủ khiến đôi vai chị Hồng cảm thấy nhọc nhằn chứ chưa nói đến sự có mặt của bé Huỳnh. Song, với tình yêu dành cho chồng và các con mà chị vẫn cố gắng vượt qua khó khăn, xoay xở đủ mọi cách để Huỳnh được đến trường như các bạn trong xóm.

Đến năm 2015, vì lỡ kế hoạch mà bé Nguyễn Nhật Đông được sinh ra trong sự chật vật về kinh tế. Để rồi, người chị gái đầu Nguyễn Thị Duyên (SN 2001), mặc dù học giỏi nhưng vì thương mẹ, thương em nên phải bỏ dở con đường tương lai ngay khi vừa hoàn thành xong chương trình lớp 9.

Tuy nhiên, do chưa đủ tuổi để có thể xin làm công nhân trong nhà máy nên Duyên chỉ có thể đi làm bưng bê cho một quán cơm ở Hà Nội với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng. 

Với sự hỗ trợ của chính quyền, nay lại có thêm nguồn thu nhập của bé Duyên, cuộc sống gia đình chị Hồng cũng vơi đi phần nào sự khó khăn, chật vật. Mặc dù, ngần đó chỉ có thể giúp cho bữa cơm của gia đình thi thoảng có thêm miếng thịt hay bìa đậu phụ kho mặn để bé Huỳnh có thể cất lên một tiếng reo cười.

Cuộc sống tương lai còn đầy những chật vật, khó khăn chẳng thể lường trước, những con người trong gia đình tật nguyền vẫn dựa vào nhau để hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn. Đó là niềm tin về cặp bò sinh sản mà chị Hồng mua được sau bao năm dành dụm, là sự cố gắng học hành của bé Huỳnh hay hy vọng về những đồng lương mà bé Duyên gửi về.

Chúng tôi gọi chị là người đàn bà can đảm bởi một lẽ đơn giản rằng: Nếu chỉ có tình yêu đối với anh Đức cùng tình mẫu tử dành cho những đứa con mà không có nghị lực phi thường để gánh gồng một nỗi bất hạnh quá lớn như vậy thì có lẽ người phụ nữ đó đã không thể trụ vững đến ngày hôm nay.

Như Sương

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.