Ấn tượng đêm hội 'Nét đẹp nữ sinh'

(Baonghean.vn) - Trải qua 2 đêm tranh tài, 15 nữ sinh được lựa chọn từ 110 thí sinh trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An đã có một đêm tỏa sáng ấn tượng trong đêm hội “Nét đẹp nữ sinh” tối 4/5.

Thầy Lê Đình Cường, Chủ tịch Hội sinh viên trường CĐ Sư phạm Nghệ An cho biết, cuộc thi “Nét đẹp nữ sinh năm 2016 – 2017” được tổ chức với mong muốn tạo một sân chơi để các bạn sinh viên bộc lộ, thể hiện hết những khả năng, năng lực của mình. Thêm vào đó, cuộc thi cũng là cơ hội cho các bạn rèn luyện thêm các ứng xử, giao tiếp trong công việc và cuộc sống. Ảnh: Chu Thanh.
Thầy Lê Đình Cường, Chủ tịch Hội Sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An cho biết, Cuộc thi “Nét đẹp nữ sinh năm 2016 - 2017” được tổ chức nhằm tạo sân chơi để các bạn sinh viên bộc lộ, thể hiện hết những khả năng, năng lực của mình. Đồng thời, cuộc thi cũng là cơ hội cho các bạn rèn luyện thêm cách ứng xử, giao tiếp. Ảnh: Chu Thanh.
 Năm nay, cuộc thi được nhà trường khởi động từ ngày 18/3 với 110 thí sinh đăng ký tham dự. 15 thí sinh xuất sắc nhất đã được lựa chọn đi tiếp, thể hiện tài năng, ứng xử trong liên tiếp 2 đêm 3/5 và 4/5. Thí sinh Đỗ Thị Hải Yến, K38I – GDMN, SBD 01. Ảnh: Chu Thanh.
Năm nay, cuộc thi được khởi động từ ngày 18/3 với 110 thí sinh đăng ký tham dự. 15 thí sinh xuất sắc nhất đã được lựa chọn vào vòng trong.  Trong ảnh là thí sinh Đỗ Thị Hải Yến, K38 - Giáo dục mầm non, SBD 01. Ảnh: Chu Thanh.
 Đêm 4/5, các thí sinh phải trải qua 4 phần thi gồm: trang phục truyền thống, trang phục tự chọn, trang phục dạ hội và ứng xử. Phần thi trang phục truyền thống của thí sinh Lê Thị Oanh, K38D – GDMN, SBD 13. Ảnh: Chu Thanh.
Đêm 4/5, các thí sinh phải trải qua 4 phần thi gồm: Trang phục truyền thống; Trang phục tự chọn; Trang phục dạ hội và Ứng xử. Phần thi Trang phục truyền thống của thí sinh Lê Thị Oanh, K38D - Giáo dục mầm non, SBD 13. Ảnh: Chu Thanh.
Thí sinh Lương Thị Huân, K57-TCTH GDTH, SBD 03 tham gia phần thi trang phục tự chọn. ẢNh: Chu Thanh.
Thí sinh Lương Thị Huân, K57 - TCTH GDTH, SBD 03 tham gia phần thi Trang phục tự chọn. Ảnh: Chu Thanh.
 Thí sinh Nguyễn Thị Thương, K36-TT Tự nhiên, SBD 11 với phần thi trang phục dạ hội. Ảnh: Chu Thanh.
Thí sinh Nguyễn Thị Thương, K36 - TT Tự nhiên, SBD 11 với phần thi Trang phục dạ hội. Ảnh: Chu Thanh.
Thí sinh Touk Larkhongsawat, lớp A, mang SBD 02 đến từ Lào được đánh giá là một trong những ứng cử viên sáng giá của cuộc thi. Ảnh: Chu Thanh.
Thí sinh Touk Larkhongsawat, lớp A, mang SBD 02 đến từ CHDCND Lào được đánh giá là một trong những ứng cử viên sáng giá của cuộc thi. Ảnh: Chu Thanh.
Top 3 thí sinh đạt giải cao gồm 1 giải nhất thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Thúy Hằng, K37C-GDMN (đứng giữa), 2 giải nhì được trao cho Touk Larkhongsawat SBD 02 (bên phải) và Lê Thị Oanh SBD 13. Ảnh: Chu Thanh.
Top 3 thí sinh đạt giải cao gồm: Giải Nhất thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Thúy Hằng, K37C-Giáo dục mầm non (đứng giữa), 2 giải Nhì được trao cho Touk Larkhongsawat SBD 02 (bên phải) và Lê Thị Oanh SBD 13. Ảnh: Chu Thanh.
Chia sẻ về niềm vui chiến thắng, em Nguyễn Thị Thúy Hằng cho biết, em cảm thấy mình rất may mắn, rất vui và biết ơn nhà trường đã tạo sân chơi cho các sinh viên. Hằng hy vọng sau cuộc thi này em sẽ đạt được nhiều thành tích hơn và sẽ không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để không phụ lòng thầy cô, gia đình cũng như xứng đáng với danh hiệu này. Ảnh: Chu Thanh.
Chia sẻ về niềm vui chiến thắng, em Nguyễn Thị Thúy Hằng cho biết, em rất biết ơn nhà trường đã tạo sân chơi cho sinh viên, và hứa, sau cuộc thi sẽ không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng với danh hiệu "Nét đẹp nữ sinh". Ảnh: Chu Thanh.

Chu Thanh

tin mới

Trần Thị Trâm.

Người mẹ được cụ Phan gọi là Quốc mẫu và chuyện chiếc khăn tay tiễn con xuất dương

(Baonghean.vn) - Một người phụ nữ nhỏ bé, được giáo dục dưới sở học và lễ nghĩa phong kiến, nhưng bằng tài hoa, khí phách và lòng yêu nước vô bờ, đã vượt qua bao gian truân để 3 lần sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân. Đó là bà Trần Thị Trâm - người được cụ Phan Bội Châu khâm phục gọi là Quốc mẫu, "Tiểu Trưng", là nữ kiệt đất Hồng Lam.
Ném pao

Bản làng người Mông nô nức vào hội ném pao

(Baonghean.vn) - Dịp đầu năm mới, khắp các bản làng người Mông ở vùng cao Nghệ An lại nô nức bước vào hội ném pao. Đây là nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng người Mông mỗi dịp Tết đến Xuân về, đồng thời cũng là thời điểm các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau để nên duyên vợ chồng.
Người Mông Nghệ An

Lợn trong đời sống người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nếu như các dân tộc khác coi việc chăn nuôi lợn là để phục vụ đời sống đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, thì một số người Mông ở Nghệ An cho rằng lợn chỉ được dùng để giết thịt phục vụ cho các ngày lễ, Tết.
Bà Sầm Thị Vinh (áo trắng, ngoài cùng bên trái) dạy các thành viên trong CLB các làn điệu dân ca Thái. Ảnh: Chu Thanh

Người lưu giữ làn điệu dân ca Thái

(Baonghean.vn) - Đến với bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, già trẻ, trai gái trong bản không ai không biết đến bà Sầm Thị Vinh (1950), một trong số ít người “lưu giữ” được nhiều làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái.